Chống tham nhũng, một Bí thư Đảng ủy phường từng bị cắt chức

Từng bị khủng bố, đe dọa thậm chí cắt chức, vị Bí thư Đảng ủy vẫn kiên trì chống tham nhũng đến cùng.

Chống tham nhũng là mặt trận nóng bỏng, nhiều người biết sai phạm nhưng có tâm lý e ngại với những người có chức có quyền, khiến nhiều nơi việc đấu tranh chống tham nhũng trở thành hình thức. Tuy nhiên, vẫn có những người dũng cảm đấu tranh để đi tới sự thật, họ đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi, kể cả mất chức vụ, quyền hạn.

Ông Phạm Thanh Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội là một trong những người như vậy.

hanh trinh chong tham nhung cua mot bi thu dang uy hinh 1

Khu đất ao Ải (cạnh Hồ Tây), với diện tích 21.000 m2 được Ủy ban Nhân dân phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy giao cho ông Vương Bá Lại quản lý cách đây hơn 30 năm. Theo đúng giấy tờ, ông Vương Bá Lại quản lý khu đất đó và khi có sự thay đổi thì Ủy ban Nhân dân phường Nghĩa Đô phải thông báo với ông Lại.

Thế nhưng, hơn 30 năm qua, khu đất do ông Vương Bá Lại quản lý cứ bị thu hẹp dần. Nhiều hộ dân quanh khu đất ao Ải ngang nhiên lấn chiếm đất, làm nhà trên diện tích ông Lại đang canh tác. Nhiều lần, ông Vương Bá Lại gửi đơn lên Ủy ban Nhân dân phường Nghĩa Đô yêu cầu xác minh cụ thể số đất còn lại và làm thủ tục để ông không phải đóng thuế đất không được canh tác nhưng chỉ đến khi ông Phạm Thanh Bình giữ chức Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân phường thì mọi việc mới được giải quyết.

Ông Vương Bá Lại cho biết: “Khi ông Phạm Thanh Bình làm Bí thư, sau khi đọc những đơn thư của tôi gửi, ông Bình đến gặp tôi luôn. Ông Phạm Thanh Bình là bộ đội, có tinh thần đấu tranh. Khi ông Bình làm Bí thư đã giải quyết được nhiều vụ ngang nhiên lấn chiếm đất. Ông Bình là người tôi tin tưởng, ông đã quyết tâm giải quyết và đã giải quyết được”.

Về làm việc tại phường Nghĩa Đô năm 1992, nhiệm kỳ 2005 - 2010, ông Bình được tín nhiệm bầu làm Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân phường. Tại đây tốc độ đô thị hóa nhanh, Nhà nước thu hồi một phần lớn diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn phường. Cán bộ có hành vi buông lỏng dẫn tới nhiều sai phạm, điển hình là hành vi “bảo kê” cho lấn chiếm đất công, hợp thức hóa đất công, sử dụng đất sai mục đích… dẫn đến đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân không được giải quyết vì có sự “bao che”.

Ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên, Đại hội Đảng bộ phường Nghĩa Đô đã có Nghị quyết, chỉ ra 14 vụ việc sai phạm về đất đai có dấu hiệu tham nhũng trên địa bàn. Ông Phạm Thanh Bình đã ngày đêm trăn trở tìm phương án thực hiện nhiệm vụ vô cùng khó khăn này. Thời buổi "tấc đất, tấc vàng", phanh phui chuyện vi phạm đất đai là vô cùng nhạy cảm, nhưng ông Phạm Thanh Bình quyết tâm làm theo ý Đảng, lòng dân.

Khó khăn bắt đầu “lộ diện”, những vị lãnh đạo chủ chốt như Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân phường, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp… né tránh, đùn đẩy, thậm chí cấu kết bao che cho tiêu cực, tham nhũng. Vì thế, những vụ việc tồn đọng chẳng những không được xử lý kịp thời mà còn phát sinh những sai phạm mới.

Ông Phạm Thanh Bình trải lòng: “Đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng là cuộc đấu tranh quyết liệt cả về tư tưởng và hành động. Tôi là người lính, trước ở chiến trường thì kẻ thù trước mắt bằng xương thịt, có thể xả súng. Nhưng kẻ thù tham nhũng mình không thể làm thế được. Đôi khi là đồng chí của mình, là người ngay bên cạnh mình. Cho nên mình nản chí, mình lùi bước thì có thể bị đè bẹp, nên tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ lùi bước”.

Quyết tâm, ráo riết chỉ đạo và thường xuyên báo cáo lên Quận ủy Cầu Giấy để xin ý kiến chỉ đạo, tuy nhiên, những ý kiến tâm huyết của ông Phạm Thanh Bình đã không nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo Quận ủy lúc đó. Chẳng những vậy, ông còn bị cấp trên quy chụp “tội” làm mất đoàn kết nội bộ và bị phê bình...

Quyết không buông xuôi, ông báo cáo sự việc lên nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đối diện với những luồng dư luận nhiều chiều, rồi cuộc sống gia đình nhiều xáo trộn, cộng thêm những sức ép, nhiều lúc ông Bình tưởng như đã nản lòng, buông xuôi… Nhưng với bản lĩnh của “bộ đội Cụ Hồ” và sự tin tưởng từ phía người dân đã khiến ông không thể đầu hàng.

Tham gia đấu tranh chống tiêu cực cùng ông Bình còn nhiều Đảng viên khác trong phường Nghĩa Đô. Cựu chiến binh Phan Văn Độ cho rằng, với bản chất “bộ đội cụ Hồ”, các ông luôn bám sát cùng nhau, không nản chí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

“Trong cuộc đấu tranh này, ông Phạm Thanh Bình là người đứng mũi chịu sào của một địa phương. Cuộc đấu tranh muốn thắng lợi phải có đường lối, Nghị quyết. Với cương vị của mình, ông Phạm Thanh Bình có chủ trương để đấu tranh trong việc quản lý đất đai bị chiếm dụng. Thứ hai là ông Bình dám chịu trách nhiệm ký những văn bản gửi lên trên, kiên quyết thực hiện những vấn đề Đảng và nhân dân địa phương yêu cầu”.

Sau khi nhận được thư của ông Phạm Thanh Bình, Bí thư Thành ủy Hà Nội lập tức chỉ đạo quận Cầu Giấy xử lý dứt điểm những vấn đề được nêu trong thư. Ông Bình lại đứng trước sự áp đặt của một số cán bộ của quận Cầu Giấy cho rằng ông vi phạm Điều lệ Đảng, vi phạm kỷ luật. Ngày 16/6/2008, ông nhận được thông báo nghỉ công tác vì... hết tuổi lao động. Suốt thời gian đó, có lúc ông và người nhà bị kẻ xấu đe dọa, xúc phạm, thậm chí bị hành hung.

Ông Bình nhớ lại: “Đường dây tiêu cực, tham nhũng ấy liên kết với phần tử xấu, xã hội đen để khủng bố, đe dọa tôi. Liên tục trong 2 đêm liền, chúng dùng bom bẩn là mắm tôm trộn với dầu luyn, rồi chất bẩn ném vào nhà; thậm chí họ mang dao đến tận nhà tôi chửi bới”.

Tuy bị trù dập, nhưng ông Phạm Thanh Bình không chịu lùi bước. Ông cùng các đảng viên khác lên gặp Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội xin ý kiến về việc lấy tín nhiệm chức danh do Hội đồng Nhân dân bầu. Đồng thời phối hợp với các cơ quan báo chí đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực. Nỗ lực của ông Phạm Thanh Bình và các đảng viên đã được nhìn nhận. Thành ủy Hà Nội cử 2 đoàn công tác trực tiếp xác minh vụ việc. Sau 10 tháng thanh tra, ngày 8/7/2010, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội có kết quả thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại 9 điểm trên địa bàn phường Nghĩa Đô.

Thanh tra kết luận, hầu hết những gì ông Phạm Thanh Bình cùng người dân nêu là có cơ sở, đồng thời kiểm điểm, chuyển công tác một số cán bộ khác có liên quan. Ngày 5/5/2010, ông Phạm Thanh Bình được phục hồi chức vụ Bí thư Đảng uỷ phường Nghĩa Đô. Ông được sống trong niềm tin yêu không chỉ của người dân phường Nghĩa Đô mà cả sự ngưỡng mộ của biết bao người dân tâm huyết trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng đầy cam go.

“Nếu không bảo vệ được người đấu tranh chống tham nhũng thì không thể phát động được phong trào đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực rộng ra trong nhân dân và cả hệ thống chính trị. Không có cơ chế bảo vệ thì người dân sẽ ngại đấu tranh, ngại đối diện với kẻ tham nhũng, tiêu cực, vì họ biết sẽ bị trù dập bằng đủ mọi cách. Đồng thời, việc khen thưởng người đấu tranh chống tiêu cực cũng phải làm sao để họ thấy có được sự quan tâm đúng đắn, có cơ chế khen thưởng kịp thời” - ông Phạm Thanh Bình trăn trở./.

Theo VOV

tin mới

Phát huy tối đa các nguồn lực, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Phát huy tối đa các nguồn lực, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Đó là 1 trong những nội dung của Ban Chỉ đạo 1838 Tỉnh ủy Nghệ An nêu ra tại Thông báo kết luận Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

Nghĩa Đàn đưa việc học tập và làm theo gương Bác trở thành việc làm thường xuyên

Nghĩa Đàn đưa việc học tập và làm theo gương Bác trở thành việc làm thường xuyên

(Baonghean.vn) - Qua 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị , việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đã có sức lan tỏa sâu rộng, tạo chuyển biến mạnh mẽ.

Cần có sự thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND cấp huyện và chế độ kiêm nhiệm ở cấp xã

Cần có sự thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND cấp huyện và chế độ kiêm nhiệm ở cấp xã

(Baonghean.vn) - Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ của HĐND các cấp được tăng cường và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của HĐND cấp huyện và chế độ, chính sách cho đại biểu HĐND cấp xã đang đặt ra một số bất cập, cần được nghiên cứu để sửa đổi phù hợp hơn.

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh làm rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đạt kết quả cao nhất vào cuối nhiệm kỳ ở các chỉ tiêu dự báo khó đạt...

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

(Baonghean.vn) - Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh bế mạc Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII sáng 22/4.

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.