Chủ tịch Trung Quốc thăm châu Âu: Đúng thời điểm

(Baonghean) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến công du dài ngày tới châu Âu và chặng dừng chân đầu tiên của ông là Hà Lan. Mục đích chuyến công du lần này là tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân, thu hẹp bất đồng và tăng cường quan hệ song phương với các đối tác châu Âu. Đáng chú ý, chuyến thăm diễn ra đúng vào thời điểm mối quan hệ giữa Nga và phương Tây leo thang căng thẳng xung quanh cuộc khủng hoảng chính trị và an ninh tại Ukraina, khiến cho mọi cuộc đối thoại ngoại giao giữa Trung Quốc và các nước châu Âu đều xoay quanh chủ đề này. Liệu chuyến viếng thăm vào thời điểm nhạy cảm này có là điểm thuận lợi cho Bắc Kinh? 
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhà vua Hà Lan  Willem Alexander  tại  Amsterdam hôm 22/3.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhà vua Hà Lan Willem Alexander tại Amsterdam hôm 22/3.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du châu Âu với lịch trình dày đặc. Hà Lan là điểm dừng chân đầu tiên của ông với mục tiêu cải thiện quan hệ chính trị lẫn kinh tế giữa Trung Quốc và lục địa già. Tại Hội nghị An ninh hạt nhân được tổ chức vào hôm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ trình bày quan điểm rõ ràng của Trung Quốc về vấn đề năng lượng hạt nhân trong công cuộc thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như hướng tiếp cận và giải pháp cho vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Sau đó, ông Tập Cận Bình sẽ đến Pháp vào chiều tối thứ Ba 25/3, thực hiện chuyến thăm chính thức kỷ niệm 50 năm ngày cố Tổng thống Pháp Tướng Đờ-Gôn công nhận Nhà nước Cộng sản Trung Quốc. Sau nước Pháp, Chủ tịch Trung Quốc sẽ tiếp tục vòng công du qua Berlin vào ngày thứ Sáu 28/3, trước khi đến Bruxelles vào ngày Chủ nhật 30/3. Ngày 1/4, ông Tập Cận Bình sẽ là Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên chính thức ghé thăm các định chế Liên Hiệp Châu Âu ở Bruxelles, Bỉ. 
Về phương diện quan hệ song phương, chuyến công du này được đánh giá là rất quan trọng, bởi đây là chuyến thăm Hà Lan và Pháp đầu tiên của một Chủ tịch Trung Quốc kể từ khi Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước năm 1972. Chuyến đi cũng đánh dấu lần thăm Đức đầu tiên của một người đứng đầu nhà nước Trung Quốc sau 8 năm. Báo chí Trung Quốc nhận định, chuyến thăm lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tiếp thêm sức sống mới cho quan hệ Trung Quốc - châu Âu và  thúc đẩy mối quan hệ này "bước lên tầm cao” chiến lược. Chuyến thăm sẽ sâu sắc tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Trung Quốc - châu Âu, tăng cường trao đổi và điều phối trên các vấn đề quan trọng và khu vực song phương cũng như nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Có thể thấy, trong những năm gần đây, một số vấn đề nhạy cảm nhất trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu được cho là nhân quyền, lệnh cấm vận buôn bán vũ khí và rào cản thương mại. Lần đặt chân đầu tiên tới châu Âu trên cương vị Chủ tịch Trung Quốc lần này của ông Tập Cận Bình có lẽ phần nào nhằm mục đích gỡ bỏ các rào cản cũng như thúc đẩy mối quan hệ song phương với các quốc gia châu Âu. Chưa rõ những bước đi và các tính toán sẽ mang lại những kết quả gì nhưng rõ ràng trong một thế giới đa cực khi mà Trung Quốc và EU là những trụ cột của nền kinh tế thế giới thì việc thu hẹp bất đồng, tìm tiếng nói chung không chỉ mang lại lợi ích cho cả hai mà sẽ phần nào góp phần ổn định nền kinh tế, tài chính chung của toàn cầu.
Tuy nhiên, có vẻ như vấn đề quan hệ song phương giữa Trung Quốc và các nước châu Âu không được chú ý nhiều bằng các tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc liên quan đến cuộc khủng hoảng đang diễn ra giữa phương Tây và Nga về vấn đề Crimea. Ông Tập Cận Bình có mặt ở Hà Lan đúng vào lúc lãnh đạo nhóm G7 dự kiến có cuộc gặp tại đây. Bảy nước công nghiệp phát triển nhất - Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada, Mỹ và Nhật Bản - sẽ phải đề cập đến khả năng trừng phạt Nga, đang bị phương Tây chỉ trích về việc sát nhập bán đảo Crimea. Những phát biểu của ông Tập Cận Bình sẽ được mổ xẻ kỹ lưỡng vì cho đến giờ, Trung Quốc vẫn tỏ thái độ trung lập trong việc Crimea sát nhập Nga, đã tránh không bỏ phiếu hôm thứ Bảy vừa qua tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về dự thảo lên án cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea. Hiện tại, Bắc Kinh vẫn duy trì quan điểm đó với lời kêu gọi các bên “bình tĩnh và kiềm chế”. Theo giới phân tích, quan điểm trung lập sẽ được ông Tập Cận Bình đưa ra trong cuộc gặp song phương với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại La Haye, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân. Bởi chỉ có trung lập mới không khiến Trung Quốc khó xử ở vị thế “bên trọng bên khinh” và sẽ có lợi nhất cho Bắc Kinh vào lúc này. 
Giới chuyên gia quốc tế cũng cho rằng, bất hòa giữa Liên minh châu Âu EU với Nga về Ukraine và Crimea đang tạo ra bầu không khí chính trị thuận lợi hơn bao giờ hết cho chuyến đi châu Âu đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trước hết trong bối cảnh quan hệ với Nga đang căng thẳng, EU muốn tranh thủ ông Tập Cận Bình hết mức để vừa thuyết phục ông tác động đến Tổng thống Nga Vladimir Putin lại vừa dùng chiêu “bên trọng bên khinh” để phân hóa Trung Quốc với Nga. Mặt khác, họ cần thúc đẩy quan hệ hợp tác với Trung Quốc để bù đắp những tác động tiêu cực từ những biện pháp trừng phạt Nga. Bởi lẽ những đòn trừng phạt “ăn miếng trả miếng” giữa Nga và EU sẽ tác động không nhỏ tới vấn đề năng lượng và đầu tư của EU. Thêm nữa, EU cũng không muốn chứng kiến cảnh Nga – Trung sẽ xích lại gần nhau hơn sau các lệnh trừng phạt của phương Tây lên Matxcova. Chính vì thế, không phải Trung Quốc mà chính EU sẽ phải là bên “tạo điều kiện” cho việc thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc cả về chính trị lẫn kinh tế. Đó chính là “cái được” lớn nhất của chủ tịch Trung Quốc trong chuyến công du này.
Thanh Huyền

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.