Con bài hạt nhân Iran trước bầu cử Mỹ

(Baonghean) - “Băng giá” ngấp nghé trở lại với mối quan hệ giữa Iran với Mỹ sau những động thái ngăn cản việc thực thi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với nhóm P5+1 tại Quốc hội Mỹ tuần qua. Trong bối cảnh đó, càng dễ thấy thỏa thuận lịch sử này đã được sử dụng một cách hiệu quả để phục vụ ý đồ của đảng Cộng hòa trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vào tháng 11. 

Thỏa thuận hạt nhân 1 năm về trước là thành quả lịch sử trong mối quan hệ Iran và các cường quốc thế giới. Ảnh: Foreign Policy.
Thỏa thuận hạt nhân 1 năm về trước là thành quả lịch sử trong mối quan hệ Iran và các cường quốc thế giới. Ảnh: Foreign Policy.

Những niềm tin dần vụn vỡ

Ngày 14/7 là tròn một năm ngày Iran và nhóm các cường quốc thế giới gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức (nhóm P5+1) ký bản thỏa thuận có tên gọi Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA), giúp chấm dứt tranh cãi liên quan tới chương trình hạt nhân của Tehran. Nhưng mốc thời gian này không phải lúc để hai bên hoan hỉ cho những bước tiến bộ mà đánh dấu sự thụt lùi của mối quan hệ giữa nước Cộng hòa Hồi giáo này với Mỹ.

Hạ viện Mỹ ngày 14/7 đã thông qua 2 dự luật nhằm cản trở thỏa thuận hạt nhân lịch sử. Hiển nhiên là dưới sự kiểm soát của đảng Cộng hòa, các nghị sĩ tại Hạ viện có thể dễ dàng thông qua một gói biện pháp trừng phạt Iran; trong khi với 246 phiếu thuận và 181 phiếu chống, cơ quan này cũng thông qua biện pháp ngăn cản Iran tiếp cận hệ thống tài chính của Mỹ, kể cả việc sử dụng đồng USD. Còn trước đó 1 ngày, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm chính quyền của Tổng thống Barack Obama mua thêm nước nặng - thành tố chủ chốt trong một số lò phản ứng hạt nhân, từ Iran. Động thái của các dân biểu Mỹ diễn ra sau khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama hồi tháng 4 thông báo đã mua 32 tấn nước nặng trị giá 8,6 triệu USD của Iran. Thương vụ “nước nặng” này được cho là nhằm hạn chế Tehran tiếp cận nguyên liệu có thể được sử dụng cho việc chế tạo vũ khí hạt nhân. Nói về lý do ngăn chặn hợp đồng, phe Cộng hòa nhấn mạnh khả năng số tiền mà Iran thu về được sử dụng vào việc hậu thuẫn khủng bố hay chương trình tên lửa đạn đạo của nước này.

Dĩ nhiên, phe Cộng hòa tại Hạ viện có thể đưa ra một chiếc “rào chắn”, nhưng họ vẫn không thể ngăn chặn thỏa thuận hạt nhân Iran - một “di sản đối ngoại” đáng tự hào của ông Obama sau 2 nhiệm kỳ cầm quyền. Tổng thống Obama trước đó từng tuyên bố sẽ phủ quyết bất cứ dự luật nào phá hoại thỏa thuận hạt nhân giữa P5+1 và Iran - một thỏa thuận mà ông nói sẽ có lợi cho nước Mỹ nhiều hơn. Và dù đã biết bỏ phiếu phủ quyết, bác bỏ sẽ không mang lại kết quả gì, các nghị sĩ của đảng Cộng hòa vẫn cất công sử dụng quyền lập pháp của mình vào thời điểm này. Đơn giản là bởi họ muốn sử dụng thỏa thuận hạt nhân với Iran như “lá bài” hiệu quả cho cuộc bầu cử Tổng thống đang tới gần.

Thành viên của phong trào “Stand With Us” tổ chức tuần hành kêu gọi bác bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran bên ngoài tòa nhà văn phòng Liên bang ở thành phố Los Angeles. Ảnh: Observer.
Thành viên của phong trào “Stand With Us” tổ chức tuần hành kêu gọi bác bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran bên ngoài tòa nhà văn phòng Liên bang ở thành phố Los Angeles. Ảnh: Observer.

Công cụ cho cuộc bầu cử

Những động thái cuối tuần qua của Hạ viện Mỹ do phe Cộng hòa kiểm soát chỉ là một trong số những biện pháp ngăn chặn thỏa thuận hạt nhân lịch sử của Iran đi vào thực thi, hoặt ít nhất, khiến việc thực thi không “đến đầu đến đũa”. Trước đó, giới doanh nghiệp Mỹ cũng từng “thẫn thờ” khi Quốc hội ngăn cản hợp đồng trị giá 17,6 tỉ USD bán 80 máy bay chở khách của tập đoàn Boeing cho hãng hàng không Iran, đồng thời đe dọa một thỏa thuận khác của tập đoàn Airbus với Iran. Ngoài ra, người ta cũng chứng kiến việc ngăn Tehran sử dụng đồng USD cũng cản trở các doanh nghiệp quốc tế làm ăn với đối tác Iran. Xét trên góc độ kinh tế, việc làm này có thể khiến doanh nghiệp Mỹ mất đi những hợp đồng làm ăn đầy hứa hẹn. Nhưng nếu nhìn bằng con mắt chính trị, dễ thấy các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa đang cố tận dụng cơ hội này để làm giảm ý nghĩa của “chiến thắng ngoại giao” lớn nhất dưới hai nhiệm kỳ Tổng thống của đảng Dân chủ, hay đơn giản là đánh bóng cho chính sách đối ngoại của tỷ phú Donald Trump - ứng viên Cộng hòa cho vị trí Tổng thống.

Thực tế, năm ngoái, ngay khi thỏa thuận được công bố, các ứng cử viên của Đảng Cộng hòa đều đã đưa ra chỉ trích mạnh mẽ. Cựu Thống đốc bang Florida Jeb Bush, em trai của cựu Tổng thống George Bush, chỉ trích thỏa thuận là “sự nhượng bộ đáng xấu hổ” của nước Mỹ. Thượng nghị sĩ Ted Cruz thì gọi đó là “sự phản bội cơ bản đối với an ninh quốc gia”, trong khi ứng cử viên Lindsey Graham cáo buộc thỏa thuận này “sẽ là bản án tử hình đối với Nhà nước Do Thái”. Còn với những phát biểu của tỷ phú Donald Trump, dư luận cho rằng nhiều khả năng nước Mỹ sẽ tiến hành thương lượng lại nếu ông này lên làm Tổng thống.

Giới quan sát thì gọi thỏa thuận hạt nhân với Iran là “đất diễn” tốt cho các cuộc vận động tranh cử của 2 đảng khi bàn về chủ đề đối ngoại - an ninh, đặc biệt là phía phe Cộng hòa. Ví dụ, các ứng viên sẽ có thể lấy văn kiện này để thu hút sự quan tâm của một bộ phận cử tri vốn không thiện cảm với Nhà nước Israel - đối thủ truyền kiếp của Iran.

Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi cảnh báo sẽ không có bất kỳ thương lượng nào khác trong trường hợp thỏa thuận bị các cường quốc vi phạm. Ảnh: Tehran Times.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi cảnh báo sẽ không có bất kỳ thương lượng nào khác trong trường hợp thỏa thuận bị các cường quốc vi phạm. Ảnh: Tehran Times.

Rủi ro chính trị

Việc các thành viên Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ tiếp tục duy trì quan điểm cứng rắn với thỏa thuận hạt nhân cho thấy sự nhất quán về chiến lược tới lúc này. Nhưng việc đặt quá nhiều con bài vào việc phản đối cũng có thể coi là một canh bạc mạo hiểm. Bởi theo quy định dù quyết định của Quốc hội Mỹ có như thế nào, Hiến pháp vẫn trao cho Tổng thống Obama quyền phủ quyết. Tổng thống Obama tuyên bố đã sẵn sàng cho một cuộc chiến với Quốc hội do phe Cộng hòa nắm đa số.

Nếu trong trường hợp ứng viên Cộng hòa giành chiến thắng và trở thành chủ nhân Nhà Trắng, quan điểm này sẽ là chiếc khóa ràng buộc vị Tổng thống mới vào chính sách đối ngoại cứng nhắc. Mặt khác, việc bãi bỏ thỏa thuận này cũng là điều không dễ dàng. Bruce Jentleson, chuyên gia về khoa học chính trị tại Đại học Duke và từng là cố vấn cho Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng việc “xét lại” thỏa thuận này sẽ làm tổn hại vị thế của Mỹ trên toàn thế giới. Một văn kiện hạt nhân với Iran không phải chỉ liên quan tới nước Mỹ mà là sự  phối hợp của nhiều đối tác thế giới, và nó còn được đưa vào nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. “Bài toán này sẽ là không dễ dàng khi Tổng thống mới sẽ phải tính đến các hậu quả của việc này tới quan hệ của Mỹ với nhiều nước khác”, chuyên gia Bruce Jentleson khẳng định.

Thanh Sơn

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.