Đám cưới "cải biên"

(Baonghean) - Đám cưới ở bản nay đã khác xưa. Thời đại mới, xu thế mới thì phải khác chứ. Chính người già cũng bảo, có những cái cũng nên “cải biên” đi cho phù hợp…

Đã hơn 1 năm nay, tôi không về bản ăn cưới. Công việc kéo tôi đi đến những nơi xa, việc cưới hỏi ở bản đều phải nhờ gia đình đi giúp. Có người nói gần, nói xa ý rằng tôi lo việc riêng mà quên mất làng bản. Hóa ra người bản còn nhớ đến và mong mình. 
Nhảy múa trong đám cưới “cải biên” ở bản.
Nhảy múa trong đám cưới “cải biên” ở bản.
Tôi không đi biền biệt cả năm trời như đám thanh niên làm ăn xa tít tận trời Nam, đến nỗi cưới vợ cũng làm ở trong ấy, chẳng thời gian đâu về nhà nữa. Tôi vẫn thường xuyên về bản nhưng xem ra chẳng mấy có duyên với những đám cưới. Thế rồi tình cờ gặp lại cô bé mới ngày nào còn khoác trên mình đồng phục học sinh giờ đã đến tuổi gả chồng. Em ngỏ lời mời “Anh trai về đám cưới em nhé”. Ông anh trai của cô và tôi cũng từng có một thời sinh viên chia nhau từng đồng bạc lẻ ở đất Hà Thành giờ đã là cán bộ huyện cũng căn dặn: “Đúng ngày đó nhớ về nhé ”…
Từ nhà tôi đến bản Trung Đình (Chi Khê – Con Cuông) của anh bạn chỉ có một quãng ngắn. Thú thực tôi rất háo hức vì muốn tìm lại đôi chút không khí đám cưới xưa ở bản, bởi anh bạn tôi và những người trong gia đình thuộc típ người thích hoài niệm. Ngày nay về bản ăn cưới chẳng khác mấy so với đám cưới dưới xuôi. Vì vậy mà đã có phần kém thú vị hơn xưa…
Ngày xưa, mỗi khi có đám cưới bản vui như hội. Việc cưới là việc chung của bản. Trước đó hàng tháng trời người ta đã gùi củi, gùi gạo đến giúp nhà có đám cưới và đến khi nhà mình cần thì người ta giúp lại. Đó cũng là điều căn cốt làm nên nghĩa tình làng bản. Vào ngày cưới nhà trai thường lo ứng phó màn té nước của nhà gái khi đến rước dâu. Ở quê tôi, nàng dâu thường về nhà chồng vào lúc nửa đêm trở về sáng. Vào ngày vui như thế, kiểu gì người già cũng thi nhau hát lăm, nhuôn… 
Thế nhưng, đó gần như chỉ là chuyện của hơn hai chục năm về trước, cái ngày tôi còn là một chú nhóc hiếu động, cái gì cũng tò mò. Từ 20 năm trở lại đây, bản có lưới điện quốc gia, mọi thứ đổi thay đến chóng mặt, đến nỗi bây giờ nhớ lại tôi cứ ngỡ những sinh hoạt văn hóa tinh thần ngày trước chỉ là một giấc mơ dài mà thôi. Đám cưới bỗng chốc nhuốm màu thành thị, cũng nhạc sống xập xình, rạp cưới phông đỏ, phông xanh, cô dâu học cách mặc đầm tây. Nom đẹp thật, nhưng cũng xa lạ thật...
Cách xa cả trăm mét, tôi đã nghe tiếng loa đài huyên náo một góc bản. Ngôi nhà quen thuộc của anh bạn tôi giờ được trang hoàng bằng chiếc rạp cưới to đùng, chiếm trọn cả phần sân trước. Chiếc cổng sắt cũng được kết hoa. Cô gái đon đả đón khách bằng một nụ cười mãn nguyện. Trong bộ váy Thái tân thời, nom cô xinh tươi như một nụ đào. Tôi tự hỏi chẳng biết đó là nỗi háo hức của người sắp đi làm dâu, lớp phấn thoa nhẹ trên má, hay ánh mặt trời buổi mai đã khiến cô trở nên xinh xắn khác thường như vậy?
Tôi chỉ kịp chào hỏi qua loa rồi người ta đẩy tôi vào “mời ngồi”. Thú thực là tiếng loa đài vặn to quá cỡ nên gần như tai tôi chẳng còn nghe thấy gì. Mọi giao tiếp đều bằng cử chỉ, ánh mắt. Đám cưới hôm nay ngoài những gương mặt thân quen trong bản còn có mấy người cùng cơ quan của anh bạn tôi ở huyện bên. Bà thông gia tận ngoài Bắc cũng vào. Tôi vái chào bà thông gia theo kiểu cách người Thái khiến nhiều người cười phá lên…
Tôi ngồi xuống mâm còn chưa ấm chỗ, chưa kịp động đũa vào món nem chua ưa thích thì quanh mâm xuất hiện một số người cầm chén đến xin “giao lưu”, gặp chung, rồi gặp riêng. Rượu rót tràn ly và những lời chúc tụng. Trong vòng 10 phút tôi đã phải uống đến 7, 8 chén rượu. Vậy là chỉ mới lượt rượu đầu, mắt tôi đã hoa lên, đỏ mặt tía tai như gà sắt lên sới đá. Tôi cầm đũa gắp đại mấy món cốt để giã rượu rồi nhanh chóng “xin phép” ra ngoài, đến bàn ngồi uống nước, hàn huyên cùng những người lớn tuổi...
Thấy tôi rút lui sớm, cô dâu mới đến trò chuyện. Cô gái kể trong tiếng loa đài náo nhiệt: “Cả hai vợ chồng đều đang đi làm công ty ở miền Nam anh ạ. Tranh thủ mấy ngày nghỉ phép, về cưới xong lại vào luôn. Có lẽ không về ăn Tết đâu”. Rồi cô kể về quãng đời sau khi trút bỏ chiếc áo học trò thơ ngây. Xong cấp ba, cô đi học một trường cao đẳng, về chờ việc mãi chẳng được, cô cùng với bạn trai là người bản bên quyết chí tìm hướng khác để làm ăn. Hai người dắt tay nhau vào miền Nam đã 2 năm nay. Khi quyết định đi đến hôn nhân, đôi bạn trẻ này đã không làm đám cưới ở công ty như bao bạn bè khác mà về bản tổ chức với họ hàng. “Cả đời cưới có một lần mà không có họ hàng người thân thì buồn lắm anh ạ!”. Chàng rể đã đứng cạnh tôi từ lúc nào và xen vào góp chuyện. Anh ta cũng có quan hệ họ hàng xa với nhà tôi, khi có mâm cỗ, cưới hỏi vẫn còn nhớ đến nhau. Tôi chợt nghĩ: Cũng may trong gia đình đã có người đi thay, nếu ngày hôm sau khi đám cưới chính, tổ chức tại nhà chàng rể, tôi sẽ lại phải lo tiếp tục “chống càn”.
Thấy tôi có vẻ hơi tư lự, một người cao tuổi trong đoàn chờ đón dâu của nhà trai cười bảo: “Bây giờ muốn tìm văn hóa phong tục trong đám cưới ở ta khó rồi, chú ơi!”. Té ra, ông cụ nghĩ tôi hay viết lách nên muốn tìm cái cũ xưa của tục cưới dân bản mình. Nhưng tôi chẳng bi quan như ông cụ nọ, bởi trong ngày cưới trọng đại của mình, cô gái đã ít nhiều nhuốm vẻ tân thời phố thị ấy vẫn chọn trang phục dân tộc và thấp thoáng đâu đó, ngoài những bộ âu phục chủ đạo thì vẫn thấy váy Thái. Cái cũ xưa đó còn gì?
“Thế tối nay vẫn rước dâu đêm chứ ông?”  - Tôi hỏi. “Nghe đâu trưa mai mới rước dâu, chú ạ”, cụ ông trong đoàn nhà trai nói. Rồi ông tiếp lời: “Thời đại mới, phải cải tiến đi chứ. Đưa dâu về ban đêm phức tạp lắm”. Thì ra người già ở bản cũng đã tiến bộ lắm rồi. Bất giác, tôi chợt nhớ về đám cưới của mình cách đây chưa lâu. Vào cái đêm tôi dắt tay vợ về nhà, ánh đuốc sáng rực cả một quãng đường dài. Người ta vừa giơ cao ngọn đuốc vừa hò reo trong tiếng chiêng, không khí có điều gì đó rất đỗi thiêng liêng…
Nếu những đám cưới ở bản tôi “cải biên” theo hướng này thì có lẽ không lâu nữa, thời khắc rước dâu đêm của tôi chỉ còn trong hoài niệm. Liệu chúng ta có nên thay đổi, mà nói như ông cụ trong đoàn họ nhà trai thì có nên “cải biên” đi những điều thiêng liêng không? Liệu như vậy có phù hợp không?
Bài, ảnh:  HỮU VI

tin mới

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.