Điều ít biết về những người 'sẵn sàng đỡ đạn' thay cho Tổng thống Mỹ

Những người luôn đi cạnh tổng thống Mỹ, sẵn sàng hy sinh thân mình vì sự an nguy của người đứng đầu chính phủ đó chính là các mật vụ Mỹ, những người được đào tạo kỹ lưỡng.
 

Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị ám sát đúng ngày ông đưa ra đề xuất thành lập Cơ quan Mật vụ. (Ảnh: People)
Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị ám sát đúng ngày ông đưa ra đề xuất thành lập Cơ quan Mật vụ. Ảnh: People

Tổng thống Mỹ bị ám sát ngay sau đề xuất lập Cơ quan Mật vụ

Ý tưởng thành lập Cơ quan Mật vụ Mỹ được Tổng thống Abraham Lincoln đưa ra vào ngày 14/4/1865. Tuy nhiên, cũng đúng vào ngày hôm đó ông bị ám sát khi đang xem vở kịch Our American Cousin trong bối cảnh nội chiến Mỹ sắp kết thúc. Đến tháng 7/1865, Cơ quan Mật vụ Mỹ được thành lập theo đề xuất của Bộ trưởng Tài chính Hugh McCulloch với mục đích ban đầu là chống các hành vi giả mạo và gian lận tài chính.

Chưa từng có mật vụ “hai mang”

Mật vụ Mỹ chưa từng có đặc vụ hai mang. (Ảnh minh họa: Politico)
Mật vụ Mỹ chưa từng có đặc vụ hai mang. Ảnh minh họa: Politico

Đến năm 2003, Mật vụ Mỹ được chuyển sang trực thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ và đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống và gia đình Tổng thống.

Trong lịch sử hoạt động hơn 110 năm, Cơ quan Mật vụ Mỹ chưa từng ghi nhận bất cứ trường hợp mật vụ "hai mang" mặc dù bị điệp viên nước ngoài cài cắm.

Sẵn sàng hứng đạn thay tổng thống

Nhân viên mật vụ chỉ có một nhiệm vụ là đảm bảo cho sinh mạng của tổng thống và di tản nhanh nhất có thể trong trường hợp xảy ra biến cố. (Ảnh minh họa: AFP)
Nhân viên mật vụ chỉ có một nhiệm vụ là đảm bảo cho sinh mạng của tổng thống và di tản nhanh nhất có thể trong trường hợp xảy ra biến cố. Ảnh minh họa: AFP

Nhân viên Mật vụ Mỹ không những có nhiệm vụ bảo toàn tính mạng cho tổng thống đương nhiệm mà còn cho phó tổng thống, cựu tổng thống, ứng viên tổng thống, cựu phó tổng thống, ứng viên phó tổng thống và gia đình của họ, cũng như các nguyên thủ nước ngoài thăm Mỹ.

Nguyên tắc của các mật vụ Mỹ là luôn đi cạnh tổng thống. Họ tuy không có nghĩa vụ phải hy sinh tính mạng vì tổng thống, nhưng từ lâu họ được biết đến là những người “sẵn sàng đỡ đạn” thay tổng thống.

Dan Bongino, một cựu nhân viên Mật vụ với 12 năm kinh nghiệm, từng bảo vệ cựu Tổng thống Barack Obama và người tiền nhiệm George W. Bush, cho biết ông và các đồng nghiệp được huấn luyện để “trở nên to hơn” theo nghĩa đen. Điều này có nghĩa là khi một vụ nổ súng diễn ra và mọi người ngồi sụp xuống tránh né, nhân viên mật vụ sẽ phải dang rộng mình hết mức có thể để đón lấy viên đạn.

Theo cựu mật vụ này, khi thực sự xảy ra nổ súng, nhân viên mật vụ chỉ có một nhiệm vụ là đảm bảo cho sinh mạng của tổng thống và di tản nhanh nhất có thể.

Mật vụ duy nhất thiệt mạng khi bảo vệ tổng thống

Leslie Coffelt (trái) là mật vụ duy nhất thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ tổng thống. (Ảnh: Getty)
Leslie Coffelt (trái) là mật vụ duy nhất thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ tổng thống. Ảnh: Getty

Vào ngày 1/11/1950, hai công dân Puerto Rico âm mưu ám sát Tổng thống Mỹ Harry Truman. Vào thời điểm đó, ông Truman đang ở Nhà khách tổng thống vì Nhà Trắng đang trong giai đoạn sửa chữa. Hai tay súng đã đột nhập vào đây, bắn vào bụng và ngực của mật vụ Leslie Coffelt. Mặc dù bị thương, mật vụ này vẫn tìm cách đáp trả và tiêu diệt 1 trong 2 tên. Coffelt là nhân viên đầu tiên của Cơ quan Mật vụ hi sinh khi bảo vệ tổng thống trước âm mưu ám sát.

Mật vụ gắn biệt danh riêng cho mỗi tổng thống

Mỗi tổng thống Mỹ đều có biệt danh riêng. (Ảnh: Getty)
Mỗi tổng thống Mỹ đều có biệt danh riêng. Ảnh: Getty

Những người được Mật vụ bảo vệ sẽ được gắn biệt danh riêng. Ví dụ, cựu Tổng thống Bill Clinton được gắn biệt danh Eagle, cựu Tổng thống George W. Bush là Acrobat, cựu Tổng thống Barack Obama là Renegade.

Theo Dân trí

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.