Hoa lan về phố

(Baonghean) - Hoa lan tưởng chỉ có thể trồng được ở đất vùng cao, khí hậu ẩm lạnh, thế mà bây giờ đã trồng được ở thành phố. Người đưa lan về với vùng đất nóng này là ông Nguyễn Xuân Liên ở xã Nghi Kim (thành phố  Vinh, Nghệ An). 
 
Vốn là lái xe ở trung tâm khoa học kĩ thuật, lại là người sinh ra ở vùng đất trồng rau nên khi còn đang công tác ông Liên rất quan tâm đến các dự án nông nghiệp, trong đó ông đặc biệt chú ý đến mô hình trồng hoa lan Hồ điệp. Nhận thấy những năm gần đây, nhu cầu khách hàng chơi hoa cảnh nói chung, hoa phong lan nói riêng trong dịp Tết tăng cao, trong khi đó phần lớn hoa lan ở thị trường trong tỉnh vẫn phải nhập từ Đà Lạt, nên cuối tháng 10 năm 2010 (ngay khi vừa nhận quyết định về hưu) ông Liên đã bàn với gia đình đầu tư hơn 100 triệu đồng để trồng thử nghiệm 1.200 giò lan hồ điệp.  

 

Ông Nguyễn Xuân Liên bên những bông lan Hồ điệp và mô hình trồng hoa lan trong nhà kính của gia đình ông.

Là người đầu tiên ở Nghệ An đưa vào trồng thử nghiệm giống hoa lan theo mô hình công nghiệp nên những ngày đầu gia đình ông Liên gặp không ít khó khăn. Hoa lan là loài hoa khó trồng, đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về độ ẩm, nhiệt độ, môi trường sạch bệnh nên trong quá trình chăm sóc gia đình phải tuân thủ tuyết đối các quy trình kĩ thuật. Nhờ được sự giúp đỡ về giống và kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương nên sau hơn 2 tháng trồng trong nhà kính đến nay số lan trên đã cho ra nụ to và hoa tươi, đẹp, không khác gì hoa nhập từ Đà Lạt. Biết ở Nghi Kim có hoa lan, khách mua hoa tìm đến khá đông. Gần nửa tháng nay một nửa số lượng hoa lan hồ điệp của gia đình ông Liên đã được khách thập phương đến mua hoặc đặt cọc trước.

  Những giò lan đã đua nhau khoe sắc, đón xuân.

 Sưới ấm cho những bông hoa nở muộn.

Để trồng thành công 9 giống lan hồ điệp như giống đỏ to, giống trắng lưỡi vàng, giống hoàng hậu, giống vàng to, giống trắng lưỡi đỏ, giống café (trắng chấm đỏ)… theo ông Liên, chế độ thích hợp cho sự sinh trưởng và cho ra hoa đạt chất lượng cao là từ 18-25 độ C. Với nhiệt độ này, trong điều kiện tự nhiên miền Trung rất khó đạt được yêu cầu trên nên trong suốt quá trình nẩy mầm và ra hoa của lan gia đình ông đã phải áp dụng công nghệ mới, đó là sử dụng nhà lưới có các thiết bị tăng, giảm nhiệt độ để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi, cho chất lượng hoa tốt nhất. Ưu điểm của mô hình này là sản xuất tập trung, khép kín, chủ động được việc chăm sóc, theo dõi cây trồng. “Khi sản xuất hoa lan hồ điệp theo quy mô công nghiệp cần có biện pháp sắp xếp chiều cao mầm hoa theo thứ tự tăng dần theo chiều dài nhà lưới (mầm hoa thấp để gần quạt hút gió và chiều cao mầm tăng dần về phía tấm làm mát), để khi thu hoạch sẽ cho sản phẩm hoa lan nở đồng đều nhau”, ông Liên chia sẻ kinh nghiệm. 

 Khách đến mua hoa ngày một  đông.

Theo ước tính của ông Liên, chỉ với 500m2 vườn trồng lan hồ điệp thử nghiệm, sau vài tháng, gia đình ông Liên đã có thu nhập gấp mấy lần so với trồng các loài hoa khác và trồng cây ăn quả, với giá bán từ 120-150.000/cây.
 
Từ thành công của mô hình, năm 2011, ông Liên dự định sẽ phá bỏ vườn tạp, tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng hoa lan hồ điệp với mục tiêu sẽ cung cấp phần lớn lượng hoa phong lan tại thị trường Nghệ An. Đó cũng là hướng đi mới cho người nông dân ở ven thành phố khi mà đất nông nghiệp đang ngày một thu hẹp dần. 

Mỹ Hà

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.