Học sinh vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn của huyện Tương Dương tựu trường sớm

(Baonghean.vn) - Sáng ngày 4/9, những học sinh ở các bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của xã Lượng Minh, huyện rẻo cao Tương Dương đã được bố mẹ đưa đến trường nhập học.
Thực hiện Quyết định số 425/QĐ-UBND ngày 29/06/2022 của UBND huyện Tương Dương về việc phê duyệt kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục, năm học 2022-2023. Theo đó, năm học 2022-2023 Trường Tiểu học Lượng Minh, sẽ đổi tên thành Trường PTDTBT THCS Lượng Minh với quy mô là 28 lớp học, 552 học sinh. Trong đó, số học sinh ở bán trú là 140 em (gom toàn bộ học sinh khối lớp 3 trong toàn trường (105 em), học sinh bản Đửa, Minh Thành (35 em) và 14 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại điểm trường Chằm Puông đến học tập trung tại điểm trường Minh Tiến với số lượng là 154 em. Trong đó, 140 em đủ điều kiện để thụ hưởng chế độ bán trú theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Ảnh: Đình Tuân
Thực hiện Quyết định số 425/QĐ-UBND ngày 29/06/2022 của UBND huyện Tương Dương về việc phê duyệt kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục, năm học 2022-2023. Theo đó, năm học 2022-2023 Trường Tiểu học Lượng Minh, sẽ đổi tên thành Trường PTDTBT THCS Lượng Minh với quy mô là 28 lớp học, 552 học sinh. Trong đó, số học sinh ở bán trú là 140 em (gom toàn bộ học sinh khối lớp 3 trong toàn trường (105 em), học sinh bản Đửa, Minh Thành (35 em) và 14 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại điểm trường Chằm Puông đến học tập trung tại điểm trường Minh Tiến với số lượng là 154 em. Trong đó, 140 em đủ điều kiện để thụ hưởng chế độ bán trú theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Ảnh: Đình Tuân
Trường đứng chân trên địa bàn có địa hình phức tạp, một số bản phải đi bằng đường bộ và cả đường thuỷ, đơn cử như bản Cà Moong, bản Xốp Chào... Để ổn định chỗ ăn nghỉ trước ngày khai giảng, nhà trường đã quyết định đón học sinh ở xa trong ngày 4/9. Trong ảnh phụ huynh tay xách, nách mang đưa con em mình đến trường nhập học. Ảnh: Đình Tuân

Trường đứng chân trên địa bàn có địa hình phức tạp, một số bản phải đi bằng đường bộ và cả đường thuỷ, đơn cử như bản Cà Moong, bản Xốp Chào... Để ổn định chỗ ăn nghỉ trước ngày khai giảng, nhà trường đã quyết định đón học sinh ở xa trong ngày 4/9. Trong ảnh phụ huynh tay xách, nách mang đưa con em mình đến trường nhập học. Ảnh: Đình Tuân

Hôm nay, thay vì lên nương rẫy để lao động sản xuất thì anh Ốc Văn May (dân tộc Khơ mú), ở bản Cà Moong đã cùng vợ đưa con đến trường nhập học. Từ nhà anh May đến trường phải đi bộ hơn 40 phút từ bản ra bến, sau đó di chuyển bằng thuyền máy tầm gần 1 giờ đồng hồ, tiếp tục di chuyển bằng xe máy khoảng 30 – 40 phút nữa mới tới trường. Anh May chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên con xa nhà, nên gia đình cũng rất lo. Vì vậy, hôm nay cả 2 vợ chồng đã cùng đưa con đến trường để nhập học. Đến đây thấy các thầy cô đón tiếp và chỉ bảo ân cần nên tôi cũng đỡ lo đi phần nào”. Ảnh: Đình Tuân
Hôm nay, thay vì lên nương rẫy để lao động sản xuất thì anh Ốc Văn May (dân tộc Khơ mú), ở bản Cà Moong đã cùng vợ đưa con đến trường nhập học. Từ nhà anh May đến trường phải đi bộ hơn 40 phút từ bản ra bến, sau đó di chuyển bằng thuyền máy tầm gần 1 giờ đồng hồ, tiếp tục di chuyển bằng xe máy khoảng 30 – 40 phút nữa mới tới trường. Anh May chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên con xa nhà, nên gia đình cũng rất lo. Vì vậy, hôm nay cả 2 vợ chồng đã cùng đưa con đến trường để nhập học. Đến đây thấy các thầy cô đón tiếp và chỉ bảo ân cần nên tôi cũng đỡ lo đi phần nào”. Ảnh: Đình Tuân
Được biết, do chưa có nhà ở bán trú cho học sinh, nên nhà trường đã trưng dụng 2 phòng học để làm chỗ ngủ cho các em. Hai phòng này tạm thời bố trí cho 78 em học sinh của lớp 3 các điểm trường: Minh Phương, bản Lạ, bản Côi, Chằm Puông, Xốp Cháo và Cà Moong. Các em học sinh bán trú tại các bản Minh Thành, bản Đửa chỉ tổ chức ăn, nghỉ trưa tại trường, tối về nhà ngủ trong thời gian chờ làm nhà bán trú. Ảnh: Đình Tuân
Được biết, do chưa có nhà ở bán trú cho học sinh, nên nhà trường đã trưng dụng 2 phòng học để làm chỗ ngủ cho các em. Hai phòng này tạm thời bố trí cho 78 em học sinh của lớp 3 các điểm trường: Minh Phương, bản Lạ, bản Côi, Chằm Puông, Xốp Cháo và Cà Moong. Các em học sinh bán trú tại các bản Minh Thành, bản Đửa chỉ tổ chức ăn, nghỉ trưa tại trường, tối về nhà ngủ trong thời gian chờ làm nhà bán trú. Ảnh: Đình Tuân
Sau khi tổ chức đón học sinh xong, các giáo viên đã vội chuẩn bị bữa trưa cho các em. Còn các thầy trang trí phông màn chuẩn bị cho Lễ khai giảng được tổ chức vào sáng mai (5/9). Ảnh: Đình Tuân
Sau khi tổ chức đón học sinh xong, các giáo viên đã vội chuẩn bị bữa trưa cho các em. Còn các thầy trang trí phông màn chuẩn bị cho Lễ khai giảng được tổ chức vào sáng mai (5/9). Ảnh: Đình Tuân
Để tạo sự an tâm cho phụ huynh, ngay sau khi đón học sinh nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh bán trú. Cuộc họp này đã báo cáo chế độ ăn, nghỉ, sinh hoạt và học tập để phụ huynh không lo lắng. Ảnh: Đình Tuân
Để tạo sự an tâm cho phụ huynh, ngay sau khi đón học sinh nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh bán trú. Cuộc họp này đã báo cáo chế độ ăn, nghỉ, sinh hoạt và học tập để phụ huynh không lo lắng. Ảnh: Đình Tuân
Thầy Nguyễn Văn Thanh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hiện trường chưa có nhà ăn, thiếu phòng ở và chưa có nhà vệ sinh cho học sinh; Thời gian tới, nhà trường sẽ vận động phụ huynh góp chuyển 05 phòng học ở bản Chằm Puông ra Minh Tiến để làm nhà ở cho học sinh". Cũng theo thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Thanh, Hội đồng nhân dân huyện Tương Dương cũng đã phê duyệt kinh phí 300 triệu đồng để xây dựng nhà vệ sinh tại điểm trường Minh Tiến. Dự kiến sẽ triển khai xây dựng trong tháng 9/2022. Trong ảnh là nhà tắm được các thầy cô và phụ huynh làm tạm để cho học sinh tắm rửa. Ảnh: Đình Tuân
Thầy Nguyễn Văn Thanh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hiện trường chưa có nhà ăn, thiếu phòng ở và chưa có nhà vệ sinh cho học sinh; Thời gian tới, nhà trường sẽ vận động phụ huynh góp chuyển 05 phòng học ở bản Chằm Puông ra Minh Tiến để làm nhà ở cho học sinh". Cũng theo thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Thanh, Hội đồng nhân dân huyện Tương Dương cũng đã phê duyệt kinh phí 300 triệu đồng để xây dựng nhà vệ sinh tại điểm trường Minh Tiến. Dự kiến sẽ triển khai xây dựng trong tháng 9/2022. Trong ảnh là nhà tắm được các thầy cô và phụ huynh làm tạm để cho học sinh tắm rửa. Ảnh: Đình Tuân
Tuy cuộc sống cũng như điều kiện sinh hoạt, học tập còn nhiều khó khăn. Nhưng trên gương mặt những đứa trẻ nơi đây vẫn rạng ngời niềm vui trong ngày tựu trường. Ảnh: Đình Tuân
Tuy cuộc sống cũng như điều kiện sinh hoạt, học tập còn nhiều khó khăn. Nhưng trên gương mặt những đứa trẻ nơi đây vẫn rạng ngời niềm vui trong ngày tựu trường. Ảnh: Đình Tuân

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.