Hơn 40% hộ dân ở Quế Phong thiếu nước sạch sinh hoạt

(Baonghean.vn) – Theo báo cáo của huyện Quế Phong, hiện nay có 6.341 hộ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong đó, các xã thiếu nước sạch trầm trọng là Nậm Nhoóng 63% số hộ thiếu nước, Quang Phong 58%, Mường Nọc 53%, Châu Kim 49%. Riêng tại Thị trấn Kim Sơn của huyện cũng có 220/934 hộ dân thiếu nước sạch. 

Ở Nậm Nhóong - một trong những địa phương khó khăn nhất huyện, đồng bào nơi đây chủ yếu là người Thái, Khơ Mú, đời sống vô cùng khó khăn. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ sông suối bằng các dụng cụ thô sơ và không qua bất kì thiết bị khử trùng, làm sạch nào.

Ông Moong Văn Thanh, bản Nhọt Nhóong chia sẻ: Từ trước đến giờ gia đình tôi chỉ biết lấy nước từ sông suối để nấu ăn, sinh hoạt. Tuy biết là không tốt cho sức khỏe nhưng do hoàn cảnh nên chúng tôi phải sử dụng nguồn nước này. 

Gia đình ông Moong Văn Thanh, bản Nhọt Nhóong, xã Nậm Nhóong chưa bao giờ được sử dụng nước sạch, nước lấy từ sông suôi với dụng cụ thô sơ
Gia đình ông Moong Văn Thanh ở bản Nhọt Nhóong, xã Nậm Nhóong lấy nước từ sông suối với dụng cụ thô sơ.

Còn đối với gia đình anh Vi Văn Duyên, bản Na Hốc 2, muốn sử dụng nước sạch, anh phải chạy xe nhiều cây số tới trung tâm xã mua bình nước, nhưng nước này cũng chỉ đủ uống, nấu ăn hàng ngày và kinh phí khá cao. Anh cho biết: Nguồn nước sạch tự nhiên chỉ có thể lấy được ở trên thượng nguồn các con suối, nhưng người dân chủ yếu sống và lấy nước ở hạ nguồn nên không đảm bảo. Hộ nào có điều kiện hơn thì chạy xe đường xa mua nước về, nhưng số này rất ít.

Anh Vi Văn Duyên, bản Na Hốc 2, Xã Nậm Nhóong sử dụng nước suối để sinh hoạt, nấu ăn, tắm rửa
Anh Vi Văn Duyên, bản Na Hốc 2, Xã Nậm Nhóong sử dụng nước suối để sinh hoạt.

Bản Nhọt Nhoóng - bản khó khăn nhất xã Nậm Nhoóng, có 43 hộ dân, đều là đồng bào dân tộc thiểu số và chưa từng được biết đến nước sạch. Điểm trường cho con em ở đây có 18 cháu nhỏ nhưng sinh hoạt của các em đều phải sử dụng nguồn nước sông suối lấy từ các hộ dân xung quanh không hợp vệ sinh. Cô giáo Lang Thị Vinh chia sẻ: “Hàng ngày, hai cô giáo thay phiên nhau đi lấy nước từ dân bản về để các cháu ăn ăn uống, tắm rửa. Một số cháu bị ngứa ngoài da nghi do sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh nhưng vì điều kiện còn khó khăn, đường đi hiểm trở, cô trò vẫn phải sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt.”

Ông Ngân Văn Chín – Chủ tịch UBND xã Nậm Nhoóng cho biết: Nước sạch là vấn đề nan giải tại địa phương. Toàn xã hiện có 323/509 hộ dân thiếu nước sạch, chiếm hơn 60%. Đặc biệt các bản như Nhọt Nhoóng, Lin Khưởng chưa từng được sử dụng nước sạch. Các bản còn lại tuy có hệ thống xử lý nước nhưng đã hư hỏng, xuống cấp không còn sử dụng được. Do kinh phí hạn hẹp nên các công trình nước sạch phục vụ cho bà con dân tộc thiểu số vẫn chưa thể xây dựng.

Hàng ngày cô giáo Hà Thị Mai phải đến từng hộ dân xin nước sinh hoạt cho các em nhỏ của trường mầm non Nhọt Nhóong , nguồn nước này không đảm bảo vệ sinh.
Hàng ngày cô giáo Hà Thị Mai phải đến từng hộ dân xin nước sinh hoạt cho các em nhỏ của trường mầm non Nhọt Nhóong.
các em nhỏ xếp hàng rửa tay với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh
Các em nhỏ xếp hàng rửa tay với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh

Tại xã Mường Nọc, ông Quang Văn Phương – Chủ Tịch UBND xã cho biết: Toàn xã hiện có 785/1.464 hộ dân thiếu nước sạch, chiếm 53% số hộ của xã. Những bản không có nước sạch tập trung ở các bản đặc biệt khó khăn như Bản Luống, Mướng Mừn, Bản Hăn, Ná Phí… Để đối phó với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, một số hộ dân đã đào giếng nhưng lượng nước không đủ. Một số hộ khác tự đúc các chum nước dự trữ hoặc mua các bình nước nhựa để sinh hoạt nhưng hiệu quả không lâu dài.

Đặt vòi nước ở dòng chảy của những con suối là cách bà con đồng bào thiểu số Quế Phong lấy nước về sinh hoạt
Bà con đặt vòi nước ở khe suối để lấy nước về sinh hoạt.

Theo báo cáo của huyện Quế Phong, hiện nay có 6.341 hộ trong tổng số 15.504 hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn thiếu nước sạch sinh hoạt. Huyện đã ban hành nhiều chính sách xây dựng và hỗ trợ cho đồng bào nhưng do kinh phí đầu tư lớn, cộng với địa hình hiểm trở, khó khăn cho lắp đặt, xây dựng nên vấn đề thiếu nước sạch chưa được giải quyết triệt để. 

Quang An

tin mới

Các hộ dân ký nhận tiền hỗ trợ

Chi trả hỗ trợ bổ sung cho 5 hộ dân Diễn Châu bị ảnh hưởng khi thi công cao tốc Bắc - Nam

(Baonghean.vn) - Chiều 3/5, tại xã Diễn Phú, UBND huyện Diễn Châu phối hợp với doanh nghiệp đầu tư dự án là Công ty TNHH Phúc Thành Hưng tổ chức chi trả bổ sung cho 5 hộ dân xóm 2, xã Diễn Phú bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.