Kế hoạch 4 điểm đối phó Nga của cựu đô đốc Mỹ

Cựu đô đốc hải quân Mỹ cho rằng cần phải kiên quyết nếu Nga đi quá giới hạn, nhưng khi có thể, Washington nên tìm cách hợp tác với Mockva.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tồng thống Mỹ Barack Obama tại New York tháng 9/2015. Ảnh: AP
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tồng thống Mỹ Barack Obama tại New York tháng 9/2015. Ảnh: AP

Có nhiều lý do và dấu hiệu cho thấy Nga đang chuẩn bị cho các diễn biến mới, tương tự những gì Tổng thống Vladimir Putin từng làm ở Gruzia và Ukraine, khi phương Tây vẫn đang tận hưởng kỳ nghỉ hè bắt đầu vào đầu tháng 8, nên không kịp trở tay đối phó với Mockva, theo Time.

James Stavridis, cựu Đô đốc hải quân Mỹ viện dẫn một trong những lý do là thái độ giận dữ của Nga khi nhiều vận động viên của nước này bị cấm tham dự Olympic 2016.

Nga cũng đang rất thất vọng với phương Tây bởi các lệnh trừng phạt áp đặt để trả đũa việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea, cũng như tăng cường hậu thuẫn quân đội của Tổng thống Syria Syria Bashar al-Assad, nguyên nhân chính làm tổn hại mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và châu Âu.

Theo Stavridis, mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng. Và đây là thời điểm hợp lý để suy tính kỹ lưỡng và thực tế hơn về một cách tiếp cận thống nhất và chiến lược đối với nước Nga. 

Trước hết, Mỹ phải trấn an các đồng minh NATO và củng cố lập trường của liên minh về Nga. Điều này đồng nghĩa với việc cần có sự phối hợp liên tục với các quốc gia trong NATO, đặc biệt là các nước Đông Âu gồm Ba Lan và các nước vùng Baltic, cũng như các nước đồng minh dọc duyên hải Biển Đen.

Mỹ có thể làm điều này một cách hiệu quả nhất thông qua các cuộc tập trận và chiến dịch quân sự, bao gồm cả hoạt động luân chuyển bộ binh ở các căn cứ, điều động tàu chiến đến Biển Baltic và Biển Đen, đồng thời triển khai các hoạt động tuần tra trên không nhằm ngăn chặn máy bay Nga xâm phạm không phận của NATO.

Thứ hai, Mỹ phải tiếp tục duy trì kiểm soát các lệnh trừng phạt đối với Nga . Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc gây ảnh hưởng đối với Moscow. Ngoài ra, Mỹ cần phải dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho Thủ tướng Đức Angela Merkel đề đảm bảo giữ cho Liên minh châu Âu (EU) là một khối đoàn kết, trong bối cảnh bà đang gặp nhiều khó khăn thời kỳ hậu Brexit.

Thứ ba, Mỹ nên tiếp tục kêu gọi cộng đồng quốc tế cương quyết lên án Nga nếu nước này vượt qua giới hạn luật pháp quốc tế. Điều này có thể thực hiện thông qua các diễn đàn thế giới. 

Thứ tư và cũng là nội dung quan trọng nhất, trong giai đoạn mà cả hai bên đều đang bất mãn với nhau, Mỹ cần tiếp tục mở rộng các kênh thông tin liên lạc, vốn đang đứng trước nhiều nguy cơ. Với những diễn biến hiện nay, viễn cảnh Chiến tranh Lạnh tái diễn đang là một hiểm họa ngày càng có khả năng xảy ra, và không mang lại lợi ích cho bất cứ bên nào.

Có rất nhiều nội dung mà Mỹ có thể tìm cách hợp tác với Nga, chẳng hạn, cả Nga và phương Tây đều muốn ổn định Afghanistan, và cả hai bên từng thực sự nỗ lực hợp tác trong vấn đề này.

Bên cạnh đó, Mỹ và Nga hiện vẫn duy trì nhiều cơ chế tích cực nhằm giảm thiểu nguy cơ đối đầu quân sự, trong đó có "các đường dây nóng" giữa lãnh đạo quân sự cấp cao hai bên. Những cuộc trao đổi qua các cơ chế này nên được diễn ra thường xuyên hơn.

Trong quá khứ, hai nước đã từng chia sẻ thông tin tình báo ở một chừng mực hợp lý nhằm phối hợp chống khủng bố và buôn lậu ma túy. Hiện Nga và Mỹ cũng đang hợp tác trong chiến dịch đối phó với cướp biển. Điều quan trọng là Washington và Moscow cần nỗ lực tìm kiếm những nội dung phù hợp để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương.

"Hai chiến binh mạnh mẽ nhất chính là sự kiên nhẫn và thời gian. Mỹ sẽ cần đến cả hai yếu tố này để đối phó với Nga, cùng với một kế hoạch hợp lý", cựu đô đốc Stavridis nhận định.

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.