Công ty lâm nghiệp Con Cuông với giải pháp kinh doanh rừng bền vững

(Baonghean) - Nhận thấy nếu chỉ khai thác rừng mà không tiến hành các biện pháp tái tạo rừng, tăng giá trị của sản phẩm khai thác thì tài nguyên rừng sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, Công ty Lâm nghiệp Con Cuông đã chọn giải pháp “Kinh doanh rừng bền vững”.

Trong kinh doanh rừng bền vững, việc đầu tiên được đơn vị chú trọng là ưu tiên cải tạo rừng nghèo và khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Những năm qua, trừ một số rất ít rừng nghèo nằm ở vùng xa, địa bàn quá hiểm trở và chia cắt, còn lại 70 ha rừng nghèo trên địa bàn quản lý của công ty đều đã được cải tạo. Đơn vị cũng đã đầu tư trồng lại hơn 50 ha sau khai thác trắng rừng trồng, trong đó chú trọng thực hiện đúng, đầy đủ các biện pháp về kỹ thuật trồng rừng và lựa chọn loại cây trồng phù hợp. Nhờ công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ nên rừng trồng luôn có tỷ lệ sống trên 95%, kế hoạch trồng rừng hàng năm đều hoàn thành.
 
Công tác chăm sóc  1.146 ha rừng trồng cũng đạt những kết quả đáng mừng. Tùy thuộc đối tượng rừng, đơn vị đề ra kế hoạch và biện pháp chăm sóc riêng. Nhờ đầu tư chăm sóc, bảo vệ tốt nên diện tích rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất rừng trồng đạt 100m3 gỗ/ha.
 
Bên cạnh cải tạo và trồng rừng, thì Công ty luôn xác định, công tác quản lý bảo vệ rừng là vô cùng quan trọng, bởi nó giúp bảo vệ thành quả, công sức, vốn liếng mà đơn vị và nhà nước đã bỏ ra. Từ đó, công ty đã đẩy mạnh thực hiện các biện pháp tuyên truyền về Luật quản lý bảo vệ rừng,  các quy định của nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cắm biển báo, treo áp phích, pano tuyên truyền, đồng thời tổ chức ký cam kết với những hộ dân sống liền kề về chống chặt phá rừng và PCCCR. Tăng cường các biện pháp phối kết hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan và đồn biên phòng đóng quân trên địa bàn trong bảo vệ rừng. Đặc biệt, đã phối hợp với các xã liền kề xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng trong khu vực.
 
Để giảm áp lực về xâm hại rừng, đơn vị đã mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho hàng trăm lao động theo mùa vụ, hướng dẫn người dân trồng 1.500 ha rừng thuộc các dự án hỗ trợ của nhà nước. Mặt khác, với khẩu hiệu “Mất rừng là mất công ty”, đơn vị đã tiến hành bảo vệ nghiêm ngặt rừng và đất rừng trên địa bàn, không để xảy ra xâm lấn rừng, cháy rừng. Nhờ vậy, trong diện tích rừng do đơn vị quản lý, hiện có 85% rừng giàu và rừng trung bình, 15% còn lại đang phục hồi tốt, đủ điều kiện để lập phương án khai thác rừng trong nhiều năm tiếp theo.
 
Công tác khai thác tài nguyên rừng hợp lý là một mắt xích rất quan trọng trong giải pháp kinh doanh rừng bền vững, bởi nếu thực hiện đúng thì đây vừa là một biện pháp lâm sinh để tái sinh rừng, vừa tạo nguồn vốn đầu tư trở lại cho trồng và bảo vệ rừng. Từ đó, đơn vị luôn thực hiện nghiêm túc, triệt để các quy định về vệ sinh rừng, đóng cửa rừng sau khai thác đối với 186,3 ha rừng tự nhiên và trồng lại 54,1 ha rừng sau khai thác đối với rừng trồng.
 
Chế biến lâm sản là công đoạn cuối cùng của giải pháp kinh doanh rừng bền vững. Thời gian qua, Công ty LN Con Cuông đã tiếp tục duy trì và nâng cấp hai xí nghiệp chế biến gỗ và tre nứa. Hàng năm, thu mua cho người dân 2.500 tấn mét, sản xuất 1.000 tấn bột giấy, 1.000m3 ván bóc bán thành phẩm. Hoạt động của các xí nghiệp chế biến này đã khuyến khích được việc nhận khoán trồng và chăm sóc rừng, nâng cao giá trị cây trồng và tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ công nhân và người dân trên địa bàn. Thông qua chế biến và tiêu thụ gỗ, nứa, mét, đã giải quyết việc làm cho 300-400 lao động mùa vụ, hàng năm giao nộp ngân sách hơn 2 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 90 người lao động trong công ty.
 
Những năm qua, Công ty LN Con Cuông đã chứng minh, “Kinh doanh rừng bền vững” là một giải pháp đúng đắn, tạo sự ổn định, bền vững lâu dài, hiệu quả, trong đó các hoạt động sản xuất đều gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong một chu trình khép kín. Đó còn là biện pháp giúp bảo vệ môi trường, tạo phúc lợi xã hội và đem lại nhiều triển vọng phát triển cho sản xuất kinh doanh nghề rừng.

Phú Hương

tin mới

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.