Hiện thực hóa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

(Baonghean) - LTS: Trong khuôn khổ Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ từ ngày 1 đến ngày 6/7 tại Hoa Kỳ, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bá Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) về nền kinh tế lớn nhất toàn cầu hiện nay. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

P.V: Thưa đồng chí, đồng chí có thể cho biết những nét cơ bản của nền kinh tế Hoa Kỳ, và với đặc điểm như vậy thì các ngành kinh tế mũi nhọn của Hoa Kỳ bao gồm những ngành nào?
Theo các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ còn tăng mạnh trong những năm tiếp theo. 	Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ còn tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Ảnh minh họa
Đồng chí Nguyễn Bá Toàn: Điều cần lưu ý đầu tiên trong nền kinh tế của Hoa Kỳ là kinh tế tư nhân chiếm phần lớn nền kinh tế, còn hoạt động kinh tế của chính phủ chiếm 12,4% tổng sản phẩm nội địa. Với đặc điểm cơ bản là hậu công nghiệp, dịch vụ đóng góp khoảng trên 75% tổng sản phẩm nội địa, Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn đầu ngành sản xuất. Đây là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên thế giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất. Đây là nước sản xuất năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối. Nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP nhưng chiếm 60% sản xuất nông nghiệp của thế giới.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2007 là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái, tuy nhiên đến nay kinh tế Hoa Kỳ đã hồi phục.
Ngành kinh tế mũi nhọn của Hoa Kỳ chính là dịch vụ. Ngành dịch vụ của Hoa Kỳ bao gồm ngân hàng, bất động sản, khách sạn và kế toán chiếm hơn 80% các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Một số loại dịch vụ khác là bán buôn và bán lẻ, giao thông vận tải, chăm sóc y tế, pháp luật, khoa học, dịch vụ quản lý, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, khách sạn, nhà hàng….
Đứng thứ hai là ngành sản xuất công nghiệp. Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu thế giới trong công nghiệp chế tạo, các nhà máy của Mỹ sản xuất ra lượng hàng hóa có giá trị tương đương với 3,268 nghìn tỷ đô-la trong năm 2010. Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ  hiện nay bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hóa chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khoáng. Các ngành chế tạo hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hóa chất là những ngành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ. 
 Hoa Kỳ có ngành nông nghiệp phát triển, đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ cốc (lúa mì, ngô...). Mặc dù hiện nay, nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng các trang trại vẫn duy trì được sức mạnh kinh tế và chính trị của mình. Điều đáng học hỏi cho chúng ta chính là mặc dù Mỹ luôn trong tình trạng thâm hụt thương mại nhưng lại thặng dư trong thương mại nông sản. Sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 - 80 tỉ USD mỗi năm. Khoảng 1/4 sản lượng đầu ra của các nông trại Mỹ được xuất khẩu.
P.V: Với một nền kinh tế đặc thù như vậy, hợp tác thương mại trong thời gian qua được đánh giá như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Bá Toàn: Trong quá trình hợp tác toàn diện, về thương mại, hai nước đã ký kết một số hiệp định, thoả thuận về kinh tế, trong đó đáng chú ý có Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 13/7/2000 và chính thức có hiệu lực ngày 10/12/2001. Ngày 31/5/2006 hai nước đã chính thức ký thoả thuận kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Mỹ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 9/12/2006, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật áp dụng quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và ngày 29/12/2006 Tổng thống G. Bush đã ký ban hành luật này. Ngày 21/6/2007, nhân chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên đã ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA). Sau khi Hiệp định BTA có hiệu lực, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiềm năng nhất những cũng nhiều thách thức nhất đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. 
Kinh tế Hoa Kỳ phục hồi có thể xem là một cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tăng kim ngạch và mở rộng danh mục các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, một số nhóm các nhà sản xuất nội địa do lo ngại về sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam (như Hiệp hội sản xuất cá da trơn, nhựa…) đã tiến hành vận động hành lang để tạo thế lực chính trị nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
P.V: Và sự hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - Hoa Kỳ cũng được nâng lên một tầm cao mới, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Bá Toàn: Trong quan hệ hợp tác đầu tư, tính đến ngày 20/3/2015, Hoa Kỳ có 735 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 11,06 tỷ USD; xếp thứ bảy trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Quy mô bình quân vốn đầu tư  của Hoa Kỳ là 15 triệu USD/dự án, cao hơn so với quy mô trung bình của 1 dự án FDI vào Việt Nam hiện nay là 14,3 triệu USD. Tính riêng quý I năm 2015, Hoa Kỳ có 8 dự án FDI mới và 2 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt gần 70 triệu USD; xếp thứ 7/33 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2015.
Về cơ cấu ngành, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư vào 17/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với 17 dự án, tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 4,68 tỷ USD (chiếm 42,3% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam). Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về tổng số dự án với 323 dự án, tổng số vốn đăng ký đứng thứ hai đạt 2,24 tỷ USD (chiếm 20,3% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam). Còn lại là một số lĩnh vực khác.
Về hình thức đầu tư, số liệu thống kê cho thấy, khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đa số lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài với 599 dự án và gần 8,27 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 74,8% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam). Hình thức liên doanh có 111 dự án với xấp xỉ 2,6 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 23,5% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam). Còn lại là hai hình thức công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Các nhà đầu tư Hoa Kỳ có mặt tại 42/63 địa phương trong cả nước (tính cả khu vực dầu khí ngoài khơi), đứng đầu là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 18 dự án với tổng vốn đăng ký là 5,3 tỷ USD (chiếm gần 50% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam). TP Hải Phòng đứng thứ hai, thứ ba là tỉnh Bình Dương, còn lại là một số địa phương khác. Cho đến nay, dự án FDI lớn nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam là dự án Công ty TNHH Winvest Investment (Việt Nam) cấp phép năm 2006. Dự án này đầu tư khu nghỉ mát, khách sạn 5 sao, vui chơi giải trí tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,  có quy mô 4,1 tỷ USD vốn đầu tư.
Ở chiều ngược lại, tính đến hết tháng 8/2014, Việt Nam đã có 124 dự án đầu tư sang Hoa Kỳ, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng vốn là 426,74 triệu USD.
P.V: Đồng chí đánh giá như thế nào về  triển vọng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian tới?
Đồng chí Nguyễn Bá Toàn: Kể từ khi bình thường hóa quan hệ từ tháng 7/1995 đến nay, quan hệ Việt - Mỹ đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Từ năm 2005 đến nay, hai nước đang tích cực củng cố và tăng cường quan hệ theo khuôn khổ đối tác hữu nghị, hợp tác xây dựng, nhiều mặt trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Hai bên đã thiết lập và duy trì mối quan hệ chính trị - ngoại giao tích cực với nhiều cuộc tiếp xúc của nguyên thủ quốc gia và các lãnh đạo cấp cao. Quan hệ an ninh – quốc phòng đang từng bước phát triển. Hai bên duy trì đối thoại về chính trị, an ninh, quốc phòng cấp thứ trưởng; bắt đầu từ năm 2010, tiến hành hàng năm đối thoại về chính sách giữa hai Bộ Quốc phòng cấp thứ trưởng. Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác về khắc phục hậu quả chiến tranh, trao đổi đoàn, đồng thời mở ra các lĩnh vực nhân đạo khác.
Về kinh tế, hai bên tiếp tục thúc đẩy mở rộng khuôn khổ quan hệ thương mại thông qua Hiệp định đầu tư song phương (BIT), củng cố hợp tác trong khuôn khổ Thỏa thuận khu về thương mại và đầu tư (TIFA), đàm phán lập khu vực mậu dịch tự do thông qua Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đồng thời, hai bên tiếp tục mở rộng hợp tác thực chất về khoa học - kỹ thuật, giáo dục, nhân đạo, trong đó tập trung vào vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu, giáo dục - đào tạo, hạt nhân dân sự. Phía Mỹ dành ngân sách viện trợ gần 100 triệu USD trong năm 2010 cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS (đến nay là trên 300 triệu USD), bước đầu giúp tẩy độc môi trường và hỗ trợ nạn nhân chất độc màu da cam, tẩy độc sân bay Đà Nẵng, tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó gần đây nhất Mỹ hỗ trợ kỹ thuật tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích. 
Ngoài ra, hai bên cũng tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, du lịch... 
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!
Thực hiện: Sông Hồng

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.