Nông dân Đô Lương trồng thanh long ruột đỏ thu nhập hơn 150 triệu đồng/ha

(Baonghean.vn) - Ông Đặng Anh Tuấn ở xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương hiện được nhiều người biết đến với mô hình trồng thanh long ruột đỏ cho thu nhập cao.

Nhiều năm qua, ông Đặng Anh Tuấn ở xã Xuân Sơn (Đô Lương) đã nổi tiếng về chăn nuôi lợn thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Hiện nay, ông còn được nhiều người dân trong vùng biết đến bởi ông đã trồng thành công mô hình thanh long ruột đỏ trên đất dốc với thu nhập rất cao.

Mô hình trồng thanh long ruột đỏ của ông Đặng Anh Tuấn ở xã Xuân Sơn (Đô Lương). Ảnh: Hữu Hoàn
Mô hình trồng thanh long ruột đỏ của ông Đặng Anh Tuấn ở xã Xuân Sơn (Đô Lương). Ảnh: Hữu Hoàn

Để phục vụ dịp lễ Quốc khánh 2/9 và chuẩn bị cho Rằm tháng 7 âm lịch, gia đình ông Đặng Anh Tuấn phải dậy sớm thu hoạch Thanh long ruột đỏ phục vụ khách hàng. Đây là đợt thứ 6 trong năm ông Tuấn thu hoạch thanh long; mỗi lần thu hoạch từ 500 - 600 kg với giá bán bình quân 30.000 đồng/kg.

Theo ông Tuấn, để trồng được cây thanh long ruột đỏ cho hiệu quả cao đòi hỏi phải nắm chắc kỹ thuật chăm bón. Một vụ thanh long thường cho thu hoạch 10 đợt, mỗi tháng 2 đợt. Năm nay là năm thứ 2 thanh long cho thu hoạch; trên diện tích 1ha ông Tuấn đã có hơn 6 tấn quả, thu về khoảng 150 - 170 triệu đồng. 

Đây là năm thứ 2 thanh long cho thu hoạch; trên diện tích 1ha ông Tuấn đã có hơn 6 tấn quả, thu về khoảng 160 - 170 triệu đồng.Ảnh Hữu Hoàn
Đây là năm thứ 2 thanh long cho thu hoạch. Ảnh: Hữu Hoàn

Dự tính sang năm 2018, ông Tuấn sẽ thu hoạch được trên 20 tấn quả tương đương với 600 triệu đồng. Điều đáng nói, mô hình Thanh long ruột đỏ của ông Tuấn là sản phẩm hoàn toàn sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Hiện nay, thanh long ruột đỏ của gia đình ông Tuấn xuất bán ở thành phố Vinh và Hà Nội là chủ yếu. 

Thời gian tới, ông Tuấn dự kiến tiếp tục trồng mới 1 ha thanh long theo công nghệ mới với năng suất cao gấp 2 lần so với hiện tại.

Hiện thanh long ruột đỏ của gia đình ông Tuấn được xuất bán ở thành phố Vinh và Hà Nội là chủ yếu. Ảnh: Hữu Hoàn
Hiện thanh long ruột đỏ của gia đình ông Tuấn được xuất bán ở thành phố Vinh và Hà Nội là chủ yếu. Ảnh: Hữu Hoàn

Hiệu quả từ mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo công nghệ sạch của ông Tuấn đã mở ra hướng đi mới để bà con nông dân lựa chọn, nhân rộng.

Hữu Hoàn

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.