Loay hoay bài toán nâng cao giá trị keo lai

(Baonghean)-Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp tại các huyện miền núi được sử dụng trồng keo phục vụ chế biến gỗ dăm xuất khẩu. Song, hiệu quả kinh tế từ cây keo mang lại cho người dân trong vài năm trở lại nay đang đi xuống. Bài toán nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp bằng cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn vẫn chưa tìm được lời giải.
Người dân xã Châu Thái (Quỳ Hợp) nhận keo giống về trồng.
Người dân xã Châu Thái (Quỳ Hợp) nhận keo giống về trồng.
Là một tỉnh có tiềm năng đất lâm nghiệp, Nghệ An xác định phát triển kinh tế rừng là hướng đi quan trọng để nâng cao đời sống cho người dân và thay đổi bộ mặt của các huyện miền núi. Hiện cả tỉnh có trên 600.000 ha đất rừng sản xuất thì trong đó có gần 120.000 ha được người dân trồng keo. Trung bình, diện tích keo mỗi năm toàn tỉnh tăng thêm 10.000 . Tại các huyện miền núi, hầu như những gia đình có đất rừng đều trồng keo. Nhà ít cũng vài ngàn m2, nhà nhiều thì đến cả 10 ha. Cây keo là một cây trồng dễ tính, chi phí thấp và có thời gian khai thác ngắn nên thích hợp với điều kiện sản xuất của người dân. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, giá trị kinh tế của cây keo đã không còn lớn như trước. Nguyên do là giá thu mua như xe “xuống dốc” không phanh khiến cho đời sống của người dân lao đao. 
Đến địa phương nào, hỏi về hiệu quả kinh tế của cây keo cũng nhận được cái lắc đầu ngán ngẩm. Hiện toàn huyện Qùy Châu có hơn 13.000 keo, trong đó chủ yếu tập trung tại các xã Châu Hạnh, Châu Hội. Được đánh giá là cây xóa đói, giảm nghèo của địa phương nên diện tích trồng keo trên toàn huyện ngày một tăng. Tuy nhiên, điều đáng buồn là hiệu quả kinh tế không tăng lên. Ngày trước, mỗi một ha keo cho thu nhập từ 50-60 triệu đồng/ha thì nay chỉ còn từ 20-30 triệu đồng/ha. Gia đình ông Vi Văn Chấn, xã Châu Phong huyện Qùy Châu có 2 ha keo. Sau 6 năm chăm sóc, ông thu về được 42 triệu đồng. Ông Chấn giải thích: Thương lái thường mua quạ theo từng vạt, từng đám rừng. i cả thì do họ quyết định chứ mình không chủ động được nên thường bị ép giá. Không chỉ ép giá, thương lái còn thu hơn 10 triệu đồng/xe tiền công khai thác, công chở. Cộng thêm chi phí giống, phân bón đầu tư ban đầu khoảng 7 triệu đồng/ha, mỗi ha, người dân chỉ thu về được khoảng 15 triệu đồng. Tính ra một năm, cây keo mang lại cho người dân không quá 2,5 triệu đồng.
Vì điều kiện kinh tế khó khăn, đa phần người dân tại các huyện miền núi thường bán keo non, khi keo chỉ đạt từ 3-5 tuổi. Thu hoạch non dẫn đến năng suất đạt thấp chỉ từ 40-50 tấn/ ha. Như vậy, hiệu quả kinh tế trên mỗi ha keo đã giảm sút rất nhiều. Bên cạnh đó, đường giao thông phục vụ khai thác và vận chuyển nguyên liệu ở nhiều địa phương còn khó khăn. Có nhiều nơi, xe chở keo không vào được đến tận rừng nên phải tăng bo nhiều chuyến. Lợi dụng điều này, thương lái ra sức ép giá làm cho giá keo xuống thấp. Người dân không còn cách nào khác, phải ngậm đắng để bán cho thương lái với giá rẻ mạt. “Vì thế, tính giá trị mỗi ha keo có từ 6 năm tuổi thương lái chỉ mua với giá 25-30 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ, nông dân chẳng thu đáng là bao sau ngần ấy năm, nói người trồng keo có làm mà không có ăn là thế”, ông Chấn cho biết thêm.
Tại huyện Qùy Hợp, tổng diện tích keo của huyện là có 11.000 ha keo, trong đó diện tích keo của người dân đã chiếm hơn 9.300 ha. Được đánh giá là cây trồng chủ lực để người dân trên địa bàn huyện thoát nghèo nhưng những gì đang diễn ra khiến cho chính quyền không khỏi lo lắng. Trung bình mỗi năm, trên địa bàn huyện khai thác khoảng từ 1.500 – 2.000 ha keo. Nếu cây keo phát triển đủ chu kỳ của nó thì mỗi ha, người dân có thể thu hoạch được khoảng 70 tấn, với giá keo là 1,2 triệu đồng/ tấn thì người dân thu về hơn 80 triệu đồng/ha. Nhưng đó là lý thuyết. Vì đa phần, người dân trên địa bàn huyện đều bán keo non khi keo chỉ mới được 4-5 tuổi. Vì keo chưa sinh trưởng hết chu kỳ nên sản lượng khai thác kém, chỉ được khoảng 40-45 tấn/ha. Ông Hoàng Văn Thái – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Mặc dù cây keo vẫn được đánh giá là cây trồng có vai trò lớn đối với cuộc sống người dân nhưng phải khẳng định rằng, vai trò đó đang càng ngày càng giảm đi. Nguyên nhân là do đường giao thông vận chuyển còn khó khăn nên người dân bị ép giá. Với những vùng này, để có cây trồng thay thế là chưa tìm ra được bởi nếu trồng cây bạch đàn thì không phù hợp. 
Một nguyên nhân khác dẫn đến giá keo chưa đạt được giá trị cao là vì hiện nay, keo chủ yếu chỉ phục vụ xuất khẩu gỗ dăm. Đây hiện vẫn là đầu ra duy nhất cho cây keo trên địa bàn tỉnh ta. Một tấn gỗ dăm trên thị trường có giá 500.000 đồng, trong khi 1 tấn gỗ xẻ cho giá cao gấp 4 lần. Nhưng do thiếu vốn nên người dân phải khai thác cây gỗ sớm, băm ra để lấy gỗ dăm xuất khẩu thay vì trồng thêm vài năm để lấy gỗ xẻ có giá trị cao hơn gấp nhiều lần. Trong khi đó, với ngành sản xuất giấy, dăm gỗ là một dạng nguyên liệu thô, có giá trị thấp hơn rất nhiều nếu chọn hướng xuất khẩu nguyên liệu giấy và bột giấy. Việc xuất khẩu ồ ạt dăm gỗ không chỉ ảnh hưởng đến tổng cầu nguyên liệu gỗ trong tương lai mà còn ảnh hưởng đến cả ngành chế biến gỗ và sản xuất giấy.
Nâng cao hiệu quả đất lâm nghiệp tại các huyện miền núi đang là một bài toán nan giải cho cả các cơ quan chức năng và đối với người dân. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách giúp người dân địa bàn các huyện này chuyển đổi cây trồng phù hợp. Nhiều cây trồng đã được đưa vào nhằm thay thế cây keo như cây quế, cây sở, cây mận tam hoa... nhưng tất cả đều thất bại. Bà Lang Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Qùy Châu là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn, trên 72.000 ha, trong đó có 23.000 ha rừng sản xuất. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, huyện đã đưa một số cây trồng mới vào như cây quế, cây sở nhưng đều không mang lại hiệu quả. Trước mắt, huyện đang tập trung tuyên truyền người dân và các đơn vị phục hồi các cây bản địa như lim, lát, trám, vàng tâm ở các vùng rìa xung quanh diện tích keo.
Nguyên nhân là vì chưa đánh giá kỹ điều kiện chất đất, khí hậu, tập quán canh tác của người dân nên khi đưa vào, những đối tượng cây trồng này đều không phát triển tốt. Đặc biệt, đầu ra cho sản phẩm luôn là nỗi lo lắng của người dân và chính quyền địa phương khi điệp khúc, được mùa - rớt giá cứ không hẹn mà kéo nhau về. Đối với cây cao su, đây là hướng đi còn đang có nhiều lo ngại. Bởi thực tế, chi phí đầu tư để trồng cao su cao gấp nhiều lần so với trồng keo. Kỹ thuật chăm sóc phức tạp, thời gian cho thu hoạch trên 6 năm, cộng với sự đòi hỏi khó tính về chất đất, thời tiết, giá mủ cao su cũng đang xuống thấp nên người dân đang còn e ngại.  Còn đối với cây sắn do đầu ra bấp bênh nên tỉnh không khuyến khích mở rộng. Một số diện tích trồng keo chủ yếu là đất đồi, đất xấu, giao thông khó khăn... nên việc tìm kiếm một cây trồng khác phù hợp hơn cây keo vẫn đang rất khó khăn.
Ông Nguyễn Tiến Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp cho biết: Thực tế, bản thân cây keo là có giá trị kinh tế khá cao và có thể giúp cho đời sống người dân được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ cây keo mang lại cho người dân trong những năm vừa qua đang đi xuống. Nguyên nhân chính là các nhà máy sản xuất thu mua giá keo thấp, đầu tư hạ tầng đường lâm sinh không có nên khi người dân khai thác keo từ rừng ra đến ô tô là mất hết vốn, còn trách nhiệm đầu tư xây dựng đường lâm sinh để phục vụ vận chuyển nguyên liệu thuộc về Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp tại các huyện miền núi bằng cây trồng phù hợp, có giá trị cao, Sở đang tiến hành nghiên cứu, đánh giá để tham mưu cho tỉnh. Tại các huyện, người dân đang tiến hành trồng cây lim, trám và một số cây bản địa khác dưới tán rừng keo. Tuy nhiên, do chi phí cao hơn, thời gian dài hơn nên chỉ phù hợp với những hộ có điều kiện chứ khó có thể trồng đại trà được. Như cây mét, cây mây nhưng kỹ thuật thâm canh thì phức tạp hơn.
Trong lâu dài có thể thay thế cây keo nhưng cũng chỉ một số diện tích vì dù sao keo vẫn là keo nguyên liệu để phục vụ chế biến của các nhà máy. Muốn nâng cao hiệu quả cây keo là phải đầu tư nâng cấp giao thông để vận chuyển nguyên liệu khi khai thác, giảm giá thành. Cơ quan Nhà nước phải nghiên cứu để nâng cao chất lượng giống để có giống tốt. Đẩy nhanh công tác quy hoạch chế biến để nâng cao giá thu mua nguyên liệu cho người dân. Đây là 3 giải pháp chính để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây keo nguyên liệu. Để hạn chế tình trạng người dân bán keo non, trước hết phải tạo việc làm cho người dân. Khi người dân có thu nhập ổn định thì sẽ giảm bớt tình trạng thiếu tiền và khai thác keo để bán. Phải có chế tài là giao cho các đơn vị Hạt kiểm lâm và chính quyền địa phương là khuyến cáo người dân không nên chặt keo non vì hiệu quả thấp, xây dựng mô hình trồng rừng keo lấy gỗ thay thế trồng rừng keo lấy dăm…
Bài, ảnh: Phạm Bằng

tin mới

Cao tốc Bắc Nam đoạn qua Nghi Lộc đã hoàn thành. Ảnh: Trân Châu

Kiểm tra an toàn cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt trước ngày thông xe

(Baonghean.vn) - Chỉ còn vài ngày nữa là thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt. Cùng với tinh thần làm việc không quản ngày đêm của các nhà thầu, các đoàn công tác của Bộ Giao thông cũng có mặt tại đây kiểm tra chất lượng và tiến độ về đích của công trình.

Cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ đến năm 2045

Cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ đến năm 2045

(Baonghean.vn) - Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại Nghệ An sẽ là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai và lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch các hạng mục đầu tư; cũng như quản lý các dự án, quản lý đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.

Nút giao lên xuống giữa cao tốc Bắc Nam với đường N5, xã Nghi Phương, Nghi Lộc

Dịp 30/4, phương tiện di chuyển trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu- Bãi Vọt thế nào?

(Baonghean.vn) - Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt có tổng chiều dài 49,3 km, trong đó đoạn qua địa phận Nghệ An là 44,4 km và Hà Tĩnh 4,9 km. Theo kế hoạch, vào ngày 28/4/2024 sẽ khánh thành và thông xe kỹ thuật để phục vụ người dân sẽ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5.

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

(Baonghean.vn) - Từ nay cho đến hết 8/5/2024, chuỗi bán lẻ của WinCommerce sẽ triển khai tích cực các chương trình khuyến mại định kỳ áp dụng giá tốt cho hơn 600 sản phẩm giá siêu sốc và Tuần lễ Thương hiệu Clear tại hơn 3600 điểm bán trên toàn quốc, mang tới nhiều ưu đãi cho hội viên WiN.

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.