Anh Sơn: Phát triển trâu, bò hàng hóa

(Baonghean) - Huyện Anh Sơn là vùng đất đồi rộng, nhiều bãi chăn thả rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc. Nhằm phát huy tiềm năng đó, năm 2014, huyện đã có chủ trương, chính sách hỗ trợ người dân lãi suất tiền vay để phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa theo hướng gia trại, trang trại lớn. Sau hơn 1 năm thực hiện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao...

Gia đình ông Trần Văn Lệ, ở thôn 2, xã Long Sơn là một trong những hộ được vay vốn để phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa. Trang trại của ông nằm ở khu vực đồi Tiền Diện, đầu nguồn đập Ba Cơ, diện tích khoảng 30 ha. Ông Lệ cho biết, thời điểm năm 2005, ông mua lại diện tích đất của 2 hộ dân trong vùng để làm trang trại. Lúc đó, khu vực này chưa có đường, chủ yếu là rừng nứa, giang, lau lách, ông đã tiến hành cải tạo lại để trồng cây tràm. Ông còn vay mượn thêm ngân hàng số tiền gần 50 triệu đồng để đầu tư đắp 3 đập nước với diện tích 1,5 ha nuôi thả cá, chủ yếu là các loại mè, trắm, gáy và xây chuồng trại nuôi lợn rừng, gà... Bình quân mỗi năm, thu nhập từ trang trại trên trăm triệu đồng. Tuy nhiên, cách làm đó chưa khai thác hết được tiềm năng, bởi diện tích trang trại rộng, nếu dựa vào trồng cây nguyên liệu thì đơn điệu, cần phải đầu tư thêm chăn nuôi đại gia súc, trâu, bò làm hàng hóa. Biết vậy, nhưng để có đàn bò, cần có nguồn vốn lớn, trong khi thu nhập từ trang trại còn thấp.
Đàn bò của gia đình ông Trần Văn Lệ.
Đàn bò của gia đình ông Trần Văn Lệ.
Tháng 3/2014, từ chủ trương hỗ trợ lãi suất tiền vay để nuôi trâu, bò hàng hóa của huyện, gia đình ông được vay với số tiền 200 triệu đồng từ ngân hàng. Tận dụng diện tích trang trại rộng, ông nuôi bò theo hình thức chăn thả tự nhiên. Ban đầu, số lượng đàn bò chỉ có 20 con, đến nay nhờ sinh trưởng, phát triển tốt tổng đàn hiện có gần 40 con. Theo ông Lệ thì nuôi bò vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, lại không tốn công chăm sóc. Để có đồng cỏ cho bò ăn, gia đình ông thường cắt cây tràm theo hình thức cuốn chiếu, mỗi đợt với diện tích 10 ha, sau đó trồng mới lại chừng được 1 năm cây tràm tốt, rồi thả bò vào khu vực này, thức ăn cho bò cũng dồi dào và hạn chế được dịch bệnh. Từ khi nuôi đến nay, gia đình thường xuyên có bò thịt để bán, mang lại nguồn thu đáng kể. Từ hiệu quả đó, cũng như nhiều hộ dân khác, ông Lệ đang có nguyện vọng được gia hạn nguồn vốn vay thêm 12 tháng. 
Gần trang trại của gia đình ông Lệ, còn có hộ anh Trần Văn Bắc, cũng chăn nuôi bò hàng hóa đạt hiệu quả kinh tế cao. Anh Bắc phấn khởi: Trước đây, anh là lao động tự do, không có việc làm ổn định, rồi vào đây làm trang trại phát triển kinh tế với diện tích 10 ha. Nhận thấy đất đồi rừng rộng, thuận lợi cho việc chăn thả bò, gia đình anh đăng ký vay vốn nuôi bò hàng hóa theo chủ trương, chính sách của huyện. Kể từ khi nuôi bò, anh có việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định nên kinh tế gia đình khấm khá hơn nhiều. Hiện trang trại anh Bắc có hơn 20 con bò. Anh cho biết, nuôi bò đem lại giá trị kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với các loài vật nuôi khác, hơn nữa thị trường tiêu thụ dễ dàng nên tập trung phát triển đàn bò vẫn là hướng ưu tiên của gia đình thời gian tới. 
Ông Nguyễn Hồng Phi, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết, chủ trương, chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay để người dân địa phương phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa được triển khai thực hiện từ tháng 3/2014. Theo đó, có 13 hộ dân được hỗ trợ với số tiền vay 200 triệu đồng/hộ, thời gian vay là 1 năm. Để nguồn vốn vay phát huy hiệu quả, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo đi kiểm tra, khảo sát, bình xét các hộ đủ điều kiện tham gia xây dựng mô hình một cách chặt chẽ, công bằng, khách quan. Những gia đình được hỗ trợ vốn vay yêu cầu phải đảm bảo về chuồng trại, lao động, công tác thú y và số lượng nuôi từ 20 con trâu, bò trở lên mới đủ tiêu chuẩn. 
Sau 1 năm triển khai, qua kiểm tra thực tế cho thấy các hộ tham gia xây dựng mô hình đều sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy nguồn vốn vay có hiệu quả. Nhiều hộ tập trung đầu tư chăn nuôi trâu, bò hàng hóa theo hướng trang trại có quy mô, số lượng tổng đàn lớn, điển hình như hộ anh Trần Văn Lệ ở thôn 2, xã Long Sơn, trong chuồng luôn có từ 45 - 50 con bò, giá trị của tổng đàn trên 750 triệu đồng, hay gia đình anh Hồ Sỹ Cường ở thôn Hạ Du, xã Cẩm Sơn, luôn duy trì 21 con trâu, giá trị tổng đàn trên 600 triệu đồng...
Hiện nay, có 9/13 hộ áp dụng hình thức nuôi nhốt có chăn dắt, trồng cỏ, sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn tinh (cám gạo, ngô) nên đàn trâu, bò phát triển nhanh, số lượng trâu, bò luân chuyển bán ra, mua vào thực hiện thường xuyên, điển hình như hộ anh Lê Hoài Thanh ở thôn 3, xã Tam Sơn; hộ chị Phạm Thị Bưởi, thôn 1, xã Thành Sơn; hộ anh Trần Văn Hương, thôn 7, xã Hùng Sơn... Có 4/13 hộ chăn nuôi theo hình thức chăn thả trong vườn rừng, không sử dụng thức ăn tinh, chú trọng gây dựng, chọn lựa đàn bố mẹ cho sinh sản để bán me, nghé nên số lượng trâu, bò luân chuyển bán ra, mua vào chậm hơn so với hình thức nuôi nhốt, chăn dắt, có đầu tư bổ sung thức ăn tinh. 
Từ hiệu quả trên, có thể khẳng định chủ trương, chính sách phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa của huyện Anh Sơn là đúng hướng, phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của địa phương, mở ra hướng đi đem lại hiệu quả cao cho hoạt động chăn nuôi.  
Văn Đăng

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.