Khôi phục và phát triển đàn dê

(Baonghean) - Phát triển chăn nuôi dê hàng hóa đã từng là thế mạnh của nông dân Nghệ An, có thời kỳ cao điểm, tổng đàn dê trên địa bàn tỉnh lên tới 117.600 con. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đàn dê đã suy giảm mạnh, (chỉ còn 70.000 con vào năm 2010). Trong những năm gần đây, người dân đã tiếp cận thành công phương thức nuôi dê nhốt mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước phục hồi tổng đàn với số lượng hơn 95.000 con vào năm 2014.

Anh Nguyễn Lâm Thân (xóm Thuần Trung, xã Thanh Tùng, Thanh Chương) chăm sóc đàn dê nhốt.
Anh Nguyễn Lâm Thân (xóm Thuần Trung, xã Thanh Tùng, Thanh Chương) chăm sóc đàn dê nhốt.
Ở xã Mã Thành (Yên Thành) anh Nguyễn Thọ Liêu khá nổi tiếng về nuôi dê. Có thời điểm anh Liêu nuôi hơn 80 con dê lai và thành lập đầu mối thu gom dê của vùng Yên Thành chở đi tiêu thụ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Anh khẳng định: “Nuôi dê có lãi gấp 5 đến 8 lần nuôi lợn. Con dê có một đặc điểm hơn hẳn các loài vật nuôi khác là giá thịt của chúng chỉ có ổn định hoặc tăng thêm chứ hiếm khi xuống. Người ít vốn cũng nuôi được dê, giá con giống chỉ dao động khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/con mà chúng lại ít bệnh tật, chỉ cần 6 đến 7 tháng tuổi là đã có thể phối giống nên đàn dê tăng rất nhanh. Nuôi dê cũng không quá vất vả mà lại thu hồi vốn nhanh, hiệu quả kinh tế rất rõ ràng. Trước đây khi mới thành lập gia đình, vợ chồng bán nhẫn cưới mua được 5 con dê, sau 6 năm gia đình đã thoát được nghèo để có cuộc sống tốt hơn”. 
Theo ông Nguyễn Văn Huệ - Cán bộ khuyến nông huyện Yên Thành thì đàn dê toàn huyện Yên Thành dao động ở mức trên dưới 6 ngàn con với phương thức nuôi nhốt là chủ yếu. Ngoài hướng đi chính là nuôi dê lấy thịt thì bà con còn nuôi dê sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
Đầu Xuân Ất Mùi, đến thăm nhà anh Nguyễn Lâm Thân ở xóm Thuần Trung, xã Thanh Tùng (Thanh Chương) người vừa “trúng to” trong đợt bán “dê lộc” dịp Tết vừa qua, anh chẳng giấu giếm: “Nhận thấy nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao so với một số con vật khác, từ năm 2011 gia đình đã chuyển hướng sang nuôi dê nhốt. Thịt dê ít khi mất giá bởi nhu cầu của khách hàng ngày càng nhiều, trước Tết Nguyên đán, 1 kg hơi có giá từ 190 - 200 nghìn đồng. Trung bình mỗi con dê 20 kg là cầm chắc 4 triệu đồng. Hiện tại đàn dê của gia đình có 16 con, trước đó, chúng tôi đã bán đi vài con lấy tiền mua sắm Tết”. Qua tìm hiểu được biết, những năm qua ở Thanh Tùng, phong trào nuôi dê trở lại và phát triển mạnh. Xã có 11 xóm và xóm nào cũng có người nuôi, nhiều nhất là xóm Tùng Tân, Yên Thành, Kim Long, Tân Phượng… Nhà nuôi ít thì từ một đến vài con, nhà nuôi nhiều thì hàng chục con. Một trong những đặc tính đem lại hiệu quả kinh tế từ đàn dê là khả năng sinh sản mạnh của chúng, mỗi con dê cái một năm thường sinh 2 lứa, mỗi lứa 2 con có thể thu về 15 đến 16 triệu đồng/năm.
Nhìn lại quãng thời gian hơn 10 năm trước, thời kỳ đó đàn dê của Nghệ An suy giảm mạnh. Từ tổng đàn 117.600 con vào năm 2006 giảm xuống còn 70.000 con vào năm 2010. Nguyên nhân chính là do tập quán nuôi dê theo phương thức chăn thả, trong khi chúng lại là loài ăn lá rất khỏe. Trung bình mỗi con ăn từ 4- 7 kg cây cỏ và lá tươi mỗi ngày. Đặc biệt các loại cây hoa màu là thức ăn yêu thích của chúng. Trong khi đó, theo kinh nghiệm của người dân thì cây gì đã bị dê ăn ngọn thì rất khó hồi sinh, phát triển. Mặt khác, với tập tính ưa di chuyển và sinh sản mạnh khiến cho việc kiểm soát đàn dê theo phương thức chăn thả lại càng khó khăn, gây thiệt hại lớn cho hoa màu và môi trường xung  quanh. Vì thế, nhiều địa phương vẫn còn e ngại trong việc phát triển đàn dê.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã áp dụng phương thức nuôi nhốt cố định tại chuồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. “Nuôi dê nhốt không khó, trái lại nó còn dễ hơn nuôi bò, nuôi lợn” là khẳng định của nhiều hộ phát triển nuôi dê theo hướng hàng hóa. Hiện tại, giống dê cũng được lai tạo với khả năng thích nghi cao với điều kiện nuôi nhốt. Thức ăn bỏ chuồng từ lá sắn, lá tự nhiên đến là chuối, lá xoan quanh vườn. Thậm chí vỏ lạc, ngô, rơm, cỏ chúng đều ăn. Chuồng nuôi dê thiết kế cũng không quá cầu kỳ, người dân có thể xây tường, gác nan tre hoặc đóng cũi, thậm chí thưng bằng lưới B40. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất của chuồng phải thông thoáng, phân rơi lọt vì dê “ở sạch, ăn khô”. Tất cả những thứ lá làm thức ăn cho dê khi rửa qua nước phải đợi thật khô ráo mới cho chúng ăn nếu không chúng sẽ bị mắc bệnh về tiêu hóa. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì cái khó của nuôi dê không nằm ở vốn bởi việc xây chuồng và nhân giống dê rẻ hơn lợn nhiều, tuy nhiên điều khó khăn ở đây khi nuôi nhốt là mỗi con phải nhốt riêng một chuồng thì chúng mới nhanh lớn. Do đó nếu muốn phát triển thêm số lượng đàn thì phải có quỹ đất rộng mới thực hiện được.
Anh Thái Khắc Thanh, Phó phòng Kỹ thuật, Trung tâm giống chăn nuôi tỉnh cho biết: “Hiện tại trên địa bàn tỉnh ta có hai giống dê chính được người dân chăn nuôi là giống dê cỏ và dê lai Bách Thảo. Nguồn giống được cung cấp bởi các công ty cấp giống trên địa bàn tỉnh và có thể nhập giống trực tiếp từ các tỉnh Ninh Thuận, Ninh Bình, Thanh Hóa. Mô hình nuôi dê nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nguồn vốn đầu tư ít lại tận dụng được công lao động nên rất phù hợp với bà con nông dân, nhất là những hộ nghèo ở nông thôn. Trong 3 năm (từ 2012 đến 2014), chúng tôi đã kết hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai thành công Dự án nuôi dê sinh sản trên 3 huyện Quỳ Hợp, Thanh Chương và Tân Kỳ. Dự án đã giúp cho người dân hiểu rõ hơn về phương thức nuôi dê nhốt, chuyển dần từ hình thức chăn nuôi mang tính nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang chăn nuôi hàng hóa. Hiện tại thị trường tiêu thụ thuận lợi, trong thời gian tới nếu bà con tiếp tục đầu tư, đẩy mạnh chăn nuôi dê theo hướng thâm canh hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao ”.
Thanh Quỳnh

tin mới

Khát vọng tạo sinh kế cho dân bản của những 9X vùng cao

Khát vọng tạo sinh kế cho dân bản của những 9X vùng cao

(Baonghean.vn) - Họ - những chàng trai sinh ra từ đá núi, lớn lên trong khốn khó của dân bản, của đồng bào Thái, Mông vùng rẻo cao Kỳ Sơn. Từng bước, từng bước một, họ đang ngày đêm gắng sức mình tạo dựng tương lai cho bản thân và bản làng nơi họ sinh ra và lớn lên bằng những sinh kế mới…

Hành hoa ở Nghệ An tăng giá gấp đôi

Hành hoa ở Nghệ An tăng giá gấp đôi

(Baonghean.vn) - So với cách đây 1 tháng, giá hành lá tăng mạnh, từ 6.000 đồng lên 11.000 - 12.000 đồng/kg. Nông dân vùng bãi ngang Quỳnh Lưu phấn khởi vì hành được mùa, được giá lại dễ tiêu thụ…

Dự báo thời tiết Nghệ An ngày 22/5

Dự báo thời tiết Nghệ An ngày 22/5

(Baonghean.vn) - Theo dự báo, các khu vực tỉnh Nghệ An ngày 22/5 trời nắng, chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác. Cảnh báo có lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất ở Kỳ Sơn, Tương Dương do mưa cục bộ.

Sản xuất tại Nhà máy may An Hưng (Yên Thành). Ảnh: Thu Huyền

Thấy gì qua xếp hạng PCI?

(Baonghean.vn) - Bảng xếp hạng Chỉ số Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 vừa được công bố cho thấy các hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục có bước tiến. 

Kiểm tra tôm

Người nuôi tôm tại Nghệ An thận trọng thả lứa mới

(Baonghean.vn) - Sau hơn 1 tháng kể từ thời điểm xuất hiện hiện tượng tôm chết hàng loạt, hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu rục rịch thả lứa tôm mới. Lần này, quy trình nuôi được siết chặt hơn để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

Nhộn nhịp thu hoạch rơm trên các cánh đồng xứ Nghệ

Nhộn nhịp thu hoạch rơm trên các cánh đồng xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Thay vì để bị đốt tràn lan trên những cánh đồng, người dân Nghệ An đã tranh thủ đi thu gom rơm khắp các địa phương. Cách làm này không chỉ giúp tăng thêm thu nhập mà còn tận dụng được nguồn phụ phẩm dồi dào, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Biểu đồ thu ngân sách Nghệ An từ 2021-tháng 4/2024. Đồ hoạ: Hữu Quân.

Nỗ lực lớn trong thu ngân sách giai đoạn 2021 - 2024 ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Theo Nghị quyết số 18/2020 của HĐND tỉnh Nghệ An, mục tiêu tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2025 đạt từ 26.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng. Năm 2023, Nghệ An đã đạt được số thu 21.508 tỷ đồng, bằng 135,6% dự toán HĐND tỉnh giao; 4 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 7.711 tỷ đồng.

Giá vàng tăng giảm đột biến, người dân Nghệ An bán 'chốt lời'

Giá vàng tăng giảm đột biến, người dân Nghệ An bán 'chốt lời'

(Baonghean.vn) - Chỉ trong vòng 1 tuần, giá vàng liên tục “nhảy múa”, nếu như đầu tuần, giá vàng “rơi tự do” xuống còn 89 triệu đồng/lượng thì vào cuối tuần, giá vàng bật tăng trở lại, vượt lên mức 90,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng biến động mạnh, thị trường vàng Nghệ An sôi động ở chiều mua vào…

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

(Baonghean.vn) - Trước những diễn biến thất thường của thời tiết, khi lúa vụ xuân đã bắt đầu chín đồng loạt, các địa phương vùng núi cao Nghệ An đang tích cực “ra quân” gặt lúa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, hạn chế tối đa thiệt hại với sản phẩm đã đến kỳ thu hoạch.