Cá vụ 3 gia tăng giá trị

(Baonghean) - Trên địa bàn tỉnh có nhiều diện tích ruộng thấp trũng được bà con tận dụng nuôi cá vụ 3, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Một số địa phương, nông dân còn mạnh dạn chuyển diện tích ruộng kém hiệu quả sang nuôi cá. 
Về khu đồng lúa sâu trũng xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, chúng tôi gặp nhiều nông dân đang đắp bờ ruộng, sửa sang chuẩn bị thả cá vụ 3. Anh Trần Doãn Thìn ở xóm 7 cho biết: Nuôi cá vụ 3 rất hiệu quả, từ năm 2010 anh đã cùng với 2 hộ khác nuôi 1 ha cá vụ 3. Năng suất cho 2,2 tấn cá/ha, bán với giá 40.000 đồng/kg, đạt trên 80 triệu đồng, trừ tất cả chi phí còn thu về 70 triệu đồng/4 tháng nuôi. Sau chuyển đổi ruộng đất, được chia thửa ruộng 7 sào, anh Thìn đã cải tạo đắp bờ cao 60 - 70 cm, đào mương xung quanh ruộng để cho cá có nơi trú ẩn. Giai đoạn lúa làm đòng anh đã thả 4 kg cá giống các loại trắm, mè, trôi. Đầu tháng 9, sau khi gặt xong sẽ tháo nước ngập ruộng để nuôi cá, khoảng tháng 12 dương lịch cho thu hoạch. 
Chị Hồ Thị Hội ở khối 5, Thị trấn Đô Lương cho cá ăn.
Chị Hồ Thị Hội ở khối 5, Thị trấn Đô Lương cho cá ăn.
Ông Hoàng Đình Báo, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Sơn chia sẻ: Năm 2005, xã mới có 10 ha nuôi cá vụ 3, nay tăng lên trên 30 ha. Từ nghề này mà nhiều hộ dân đã thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu. Thu nhập bình quân từ cá vụ 3 đạt khá cao, từ 80-100 triệu đồng/ha. Có thể khẳng định nuôi cá vụ 3 mang lại hiệu quả cao, vốn ít, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở địa phương. Nuôi cá - lúa còn là phương thức hỗ trợ nhau cùng phát triển, cá ăn các loại phù du, sâu bọ hại lúa, sục bùn, diệt cỏ dại và thải phân làm tốt lúa. 
Ở Thị trấn Đô Lương cũng có nhiều mô hình nuôi cá 7 tháng. Nhiều gia đình còn kè, đổ bê tông bờ ruộng vững chắc để nuôi cá. Chị Hồ Thị Hội, ở khối 5, cho biết: Trước đây nuôi cá vụ 3, nhưng thấy vụ hè thu bấp bênh, năng suất thấp nên tôi quyết định không sản xuất hè thu mà tiến hành thả cá giống ngay từ khi thu hoạch lúa xuân. Gia đình tôi thuê thêm đất của các hộ khác, nâng diện tích mặt nước lên trên 1 ha. Sau hơn 4 tháng nuôi cá đã có thu hoạch. Với thời gian nuôi 7 tháng, chúng tôi có thể thu hoạch xen tỉa, ngày nào cũng có cá bán, không lo đến đầu ra, các tư thương đến tận chân ruộng để mua cá. Bình quân năng suất đạt trên 4 tấn/ha, bán với giá 40.000 đồng/kg, đạt 160 triệu đồng/ha. 
Thực hiện Chỉ thị 08 của BTV Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa, từ năm 2012, UBND Thị trấn Đô Lương đã quy hoạch lại vùng sản xuất chuyên canh, mạnh dạn chuyển diện tích cấy lúa hè thu sang nuôi cá 7 tháng, với diện tích trên 50 ha. Hiện có hơn 70 hộ tham gia nuôi thả, mỗi hộ từ 0,5 - 1,5 ha, mô hình này vừa bán cá thương phẩm, vừa là cơ sở cung cấp nguồn giống nuôi cá vụ 3 cho người dân trong vùng và các xã lân cận của huyện.
Địa bàn Đô Lương có nhiều diện tích ruộng sâu trũng, sản xuất vụ đông trên đất 2 lúa sẽ không hiệu quả. Vì thế, lựa chọn nuôi cá vụ 3 là giải pháp hữu hiệu mang lại giá trị kinh tế cao. Từ chỗ 2-3 xã nuôi cá vụ 3, đạt hiệu quả cao nên toàn huyện hiện có trên 10 xã nuôi cá vụ 3 với tổng diện tích trên 400 ha. Trước đây một số xã nuôi tự do, năng suất thấp, do thả mật độ dày và không áp dụng đúng quy trình. Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với các xã tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình chăm sóc cho nông dân như cách chuẩn bị ruộng, cải tạo mương, đào rãnh quanh khu vực trồng lúa, cách cho ăn và chăm sóc đàn cá. Nhờ vậy năng suất cá vụ 3 đạt ổn định từ 2-2,2 tạ/ha. Một trong những yếu tố thuận lợi là trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở sản xuất cá giống, đảm bảo cung ứng giống. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra hiện nay đối với người nuôi cá vụ 3 là do cùng lúc thả giống, cùng lúc thu hoạch một thời điểm nên đầu ra khó bán. Vào mùa nắng hạn thiếu nước, bà con chi phí thuê máy bơm dã chiến kéo nước vào ruộng nhưng vào mùa mưa lũ có khi cá bị trôi hết. Để khắc phục tình trạng này, sau khi chuyển đổi, đối với các hộ dân nuôi cá vụ 3, huyện khuyến cáo đắp các bờ ruộng cao lên từ 50-70 cm. Dự kiến cá vụ 3 năm nay, Đô Lương nuôi trên 450 ha, hiện tại các xã đang triển khai đồng loạt đắp bờ, giữ nước để chuẩn bị mua giống về thả. 
Huyện Diễn Châu cũng là một trong những địa phương có phong trào nuôi cá lúa vụ 3 khá lớn. Tại xã Diễn Đoài, những ô thửa nuôi trồng thủy sản còn được bà con kè lát bê tông, với những ao cá thâm canh hứa hẹn hiệu quả. Điển hình là gia đình anh Trương Văn Hồng nuôi 0,5 ha, năng suất cá vụ 3 năm 2014 đạt 1,5 tấn, doanh thu trên 60 triệu đồng. Toàn xã hiện có trên 25 ha cá vụ 3. Nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư kinh phí kè kiên cố bờ ruộng để nuôi cá. Nguồn nước nuôi cá vụ 3 ở Diễn Đoài khá thuận lợi, chủ yếu là nước tự chảy từ kênh nông giang. Bên cạnh đó, xã còn có trên 45 ha sản xuất cá giống nên hoàn toàn chủ động được nguồn giống. 
UBND huyện Diễn Châu có chính sách khuyến khích nông dân mở rộng diện tích nuôi cá, như hỗ trợ 1,6 triệu đồng/ha nuôi cá vụ 3. Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nuôi cá. Vì vậy, bà con đã tích cực mở rộng diện tích cá vụ 3, đến thời điểm này, toàn huyện có trên 500 ha, bình quân năng suất đạt từ 1,8 - 2 tấn/ha, đem lại nguồn thu nhập từ 25 - 40 triệu đồng/hộ. Để chủ động đầu ra, huyện khuyến cáo bà con nuôi “rải vụ” tránh tình trạng cùng một lúc thu hoạch. Đối với diện tích mưa lũ không gây ngập úng, huyện chỉ đạo bà con nuôi sớm, gặt xong là thả cá. Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện có trên 50 ha đã thả cá vụ 3.
Phong trào nuôi cá vụ 3 trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh trong những năm qua. Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, diện tích toàn tỉnh đạt trên 4.000 ha tập trung ở các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn… Theo đánh giá, cá vụ 3 thu nhập gấp 2-3 lần làm lúa nhưng khó mở rộng diện tích, bởi nếu thả nuôi đồng loạt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu giống cá cỡ lớn (thả cá lớn để chủ động bắt mồi, dễ thích nghi và nhanh thu hoạch). Để chủ động nguồn giống cá, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh khuyến cáo bà con cần có ao riêng để ương cá giống, hoặc trên một thửa ruộng nuôi cá vụ 3 cần đào mương để ương cá giống giai đoạn lúa trổ đòng, sau khi thu hoạch xong là “bung giống” ngay tại ruộng. Về cơ chế, chính sách, một số huyện chủ động hỗ trợ cho bà con, nhưng việc lo đầu ra cá vụ 3 vẫn chưa ổn định.
Bài, ảnh: Văn Trường

tin mới

Các hộ dân ký nhận tiền hỗ trợ

Chi trả hỗ trợ bổ sung cho 5 hộ dân Diễn Châu bị ảnh hưởng khi thi công cao tốc Bắc - Nam

(Baonghean.vn) - Chiều 3/5, tại xã Diễn Phú, UBND huyện Diễn Châu phối hợp với doanh nghiệp đầu tư dự án là Công ty TNHH Phúc Thành Hưng tổ chức chi trả bổ sung cho 5 hộ dân xóm 2, xã Diễn Phú bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.