Làm thế nào Mỹ bảo vệ mục tiêu mềm trước nguy cơ khủng bố?

(Baonghean.vn)- Ngày 4/7 theo giờ địa phương, nước Mỹ sẽ tiến hành hàng loạt các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc khánh. Do đó không có gì ngạc nhiên khi đây là thời điểm mà các kẻ khủng bố lợi dụng để tấn công những địa điểm được gọi là “các mục tiêu mềm”. Vậy làm thế nào để giới chức an ninh Mỹ bảo vệ các mục tiêu mềm này trước các vụ tấn công khủng bố?

Các mục tiêu mềm dễ bị tổn thương hơn trước chủ nghĩa khủng bố bởi chúng có mức độ an ninh thấp hơn, khiến chúng dễ bị tấn công, bất kể bởi một “con sói đơn độc” hay một nhóm nhỏ các phần tử khủng bố dựa trên sự quan sát cơ bản và các kế hoạch đơn giản.

Một vài năm trở lại đây cho thấy không một cộng động nào miễn dịch hoàn toàn từ mối đe dọa này. Bất kể sự kiện công cộng nào cũng dễ dàng trở thành mục tiêu - một câu lạc bộ ở Orlando, một bữa tiệc ngày nghỉ lễ tại San Bernardino hay một giải chạy marathon tại Boston.

Các kẻ khủng bố lợi dụng ngày Quốc khánh 4/7 để tấn công những địa điểm được gọi là “các mục tiêu mềm”. Ảnh: AP
Các kẻ khủng bố lợi dụng ngày Quốc khánh 4/7 để tấn công những địa điểm được gọi là “các mục tiêu mềm”. Ảnh: AP

Các vụ tấn công giết hại số lượng người vô tội (ví dụ: 49 người thiệt mạng hơn một năm trước tại Orlando) hoặc tấn công trực diện vào một mục tiêu mang tính biểu tượng, có ý nghĩa quan trọng tới một thành phố hay đất nước (như vụ đánh bom vào giải chạy Boston Marathon năm 2013) sẽ khiến hàng loạt hãng truyền thông đăng tải, một mục tiêu chính của hầu hết các nhóm khủng bố.

Địa điểm nào cũng có thể trở thành mục tiêu mềm, bao gồm các trung tâm thương mại, sân vận động, bảo tàng, nhà hàng, sân bay, buổi biểu diễn âm nhạc và hệ thống giao thông công cộng. Tuy nhiên không phải mục tiêu mềm nào cũng tương đương. Do các biện pháp an ninh tăng cường, những kẻ khủng bố sẽ khó tấn công một sân vận động hay hệ thống giao thông, hơn là một khu mua sắm hay nhà hàng.

Còn tại các nơi khác trên thế giới, khủng bố nhắm mục tiêu vào chuỗi các khách sạn tại các nước phương Tây hay thường được các khách phương Tây lui tới.

Trong các năm 2002 và 2015, các khách sạn bị tấn công khủng bố tại Pakistan, Indonesia, Ai Cập, Jordan và Mali. Những vụ tấn công này, một số trong đó là đánh bom điều chết, dẫn tới thương vong lớn và gây ra thiệt hại vật chất diện rộng, và cũng gây tác động tiêu cực tới ngành du lịch phương Tây. Chuyên gia nghiên cứu khủng bố Peter Bergen nhận định những kiểu khách sạn này là mục tiêu khủng bố được ưa thích vì hai lý do chính: Bởi chúng là ngành kinh doanh “sự thân thiện”, nên chúng không thể “tự biến mình thành pháo đài”, và vì đây là những nơi du khách phương Tây hay lui tới - một mục tiêu hấp dẫn.

Mỹ và các nước châu Âu thường xuyên chứng kiến các vụ tấn công khủng bố theo kiểu “con sói đơn độc”. Ảnh: AP
Mỹ và các nước châu Âu thường xuyên chứng kiến các vụ tấn công khủng bố theo kiểu “con sói đơn độc”. Ảnh: AP

Các mục tiêu mềm được khủng bố lựa chọn thường có 3 đặc tính quan trọng - là những nơi nhiều người lui tới, dễ dàng tiếp cận và bọn khủng bố có thể quan sát được mà không cần tập trung cao độ. Các mục tiêu này còn có thể được giám sát ảo thông qau hình ảnh và các dữ liệu trực tuyến. Các mục tiêu mềm còn rất khó để bảo vệ - bởi số lượng quá nhiều và việc bảo vệ đòi hỏi áp dụng nguồn lực khổng lồ.

Mỹ buộc phải lựa chọn nơi nào áp dụng các nguồn lực có hạn để bảo vệ các mục tiêu mềm. Nước này chọn tăng cường an ninh tổng lực tại các hệ thống giao thông như sân bay và ga tàu. Tuy nhiên, khi một mục tiêu được tăng cường bảo vệ, thì các mục tiêu khác lại dễ bị tấn công.

Vậy, Mỹ có thể làm gì để bảo vệ các mục tiêu mềm trước các cuộc tấn công khủng bố?

Chính phủ Mỹ nên tăng gấp đôi các nỗ lực chia sẻ thông tin với các chính phủ khác. Nước này cũng cần mở rộng các chương trình hiện có để chia sẻ thông tin với cơ quan thực thi pháp luật địa phương và cung cấp các nguồn lực để chống đỡ, huấn luyện và các sáng kiến khác đối phó với mối đe dọa kiểu này. Nhiều phần tử khủng bố hoặc sẽ trở thành khủng bố được biết tới là “các con sói đơn độc” bởi chúng đã được các cơ quan tình báo và cảnh sát biết đến trước mỗi cuộc tấn công. Do đó, việc chia sẻ thông tin diện rộng giữa các cơ quan tình báo và cảnh sát cùng sự huấn luyện bổ sung có thể giúp nhận dạng và theo dõi những kẻ khủng bố trước khi chúng thực hiện kế hoạch tấn công của mình.

Ngoài ra, chính quyền các bang và địa phương cần cân nhắc thiết lập các tiêu chuẩn an ninh tăng cường nơi nào thích hợp - không chỉ cho các không gian công cộng thường xuyên có người lui tới, mà còn các địa điểm và doanh nghiệp tư nhân. Các cơ quan chính phủ như Bộ An ninh Nội địa đã cung cấp các nguồn lực bổ sung để bảo vệ các sự kiện long trọng như Super Bowl.

Việc phối hợp giữa khu vực công - tư là cần thiết để bảo vệ các mục tiêu mềm trước các vụ tấn công, và đảm bảo dịch vụ y tế khẩn cấp cũng được đưa vào trong kế hoạch đối phó khủng bố.

Cảnh sát không thể được triển khai bất kỳ đâu hoặc với số lượng lớn để đảm bảo an toàn mọi người. Ảnh: AFP
Cảnh sát không thể được triển khai bất kỳ đâu hoặc với số lượng lớn để đảm bảo an toàn mọi người. Ảnh: AFP

Trong khi nhiều doanh nghiệp đã lắp đặt một loạt các thiết bị an ninh dựa trên nhu cầu cụ thể - như máy quay CCTV, hàng rào và đèn báo hiệu vòng ngoài, cửa đóng tự động sau nhiều giờ, thì chính phủ cần tiếp tục phối hợp với họ để xác định ngưỡng xem nơi nào thiết bị an ninh bổ sung là bắt buộc. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật thích hợp trong và trước các sự kiện, nơi dự kiến sẽ có đông người tham gia.

Thêm vào đó, các chiến dịch chia sẻ thông tin cần được quảng bá công khai tại các khu vực công cộng trước hoặc trong các sự kiện lớn. Bởi vì cảnh sát và lực lượng tự vệ không thể được triển khai bất kỳ đâu hoặc với số lượng lớn để đảm bảo an toàn cho mọi thứ và mọi người. Sự phòng thủ đầu tiên trước một vụ tấn công khủng bố là sự cảnh giác và nhận thức cao độ của người dân./.

Lan Hạ

(Theo National Interest)

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.