Liệu Trung Quốc có nên phán xét máy bay của Nga đã lỗi thời hay không?

Vụ việc chiếc cường kích Nga Su-25 bị phiến quân bắn hạ vài ngày trước bằng tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) trên địa bàn tỉnh Idlib (Syria) đã tạo nên mối quan tâm lớn.
Su 25
Su - 25.

Một số phương tiện truyền thông đã vội vàng đưa ra những đánh giá chỉ trích máy bay Nga. Ví dụ, cổng thông tin Trung Quốc Sina.com tuyên bố máy bay Su-25, mặc dù giá thành rẻ và có độ tin cậy cao, được cho là không phù hợp với thực tiễn "chiến trường ngày nay". Dường như lý do là hệ thống điện tử cảnh báo bị tấn công tên lửa đã lỗi thời, máy bay dễ bị tổn thương ngay cả trước các hệ thống phòng không di động vác vai đơn giản nhất.

Ngoài ra, loại máy bay này, họ nói, có phạm vi hoạt động không lớn. Các chuyên gia được ấn bản Trung Quốc phỏng vấn cho rằng: ngày nay thay vì máy bay có người lái, cần phải sử dụng UAV tấn công. Chẳng hạn như MQ-9 Reaper của Mỹ hay Rainbow CH-4 của Trung Quốc.

Thật vậy, chiếc máy bay cường kích bọc thép hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết Su-25, hoặc như các phi công đặt cho nó biệt danh là "Grach" - không phải là sản phẩm mới; mà được sử dụng ít nhất trong 17 cuộc xung đột quân sự ở các quốc gia khác nhau (và vẫn còn hoạt động cho đến tận bây giờ).

Tuy nhiên, liệu có công bằng khi những người đại diện giới truyền thông của đất nước chưa tham gia một cuộc chiến thực sự nào kể từ năm 1979 khẳng định dứt khoát chiếc máy bay đã từng tham gia "từ cuộc chiến này tới cuộc chiến khác" là lỗi thời?

Bình luận về "kết luận thông thái " của Sina.com, Sputnik đã yêu cầu chuyên gia Nga về hàng không quân sự, Phó Tiến sĩ Khoa học quân sự, Đại Tá Makar Aksenenko - phi công đã từng tham gia không chỉ một cuộc chiến tranh và đã từng thử lửa tại những"điểm nóng" đưa ra ý kiến:

"Có cảm giác dường như các chuyên gia từ Trung Quốc - một quốc gia trong nửa thế kỷ gần đây chưa từng chiến thắng trong một cuộc chiến tranh nào (mặc dù có có lợi thế về quân số khổng lồ và trang bị kỹ thuật quân sự không tồi), trong đánh giá của mình họ đã chọn những tiêu chí không khách quan, mà là theo triển vọng kinh tế của những thiết bị không người lái thời thượng, được tạo ra từ việc Mỹ hoặc Israel thực hiện các cuộc tấn công vào các đối thủ gần như không có khả năng phản ứng đáp trả. Trong khi đó theo kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh địa phương và xung đột vũ trang trong ba thập kỷ qua cho thấy: máy bay hỗ trợ hỏa lực trực tiếp là một phần không thể tách rời của cuộc chiến binh chủng hợp thành! Không quan trọng cho dù là chống lại các nhóm vũ trang hay các đội quân hiện đại".

Theo các chuyên gia, Su-25 là hiện thân của các khái niệm chiến tranh hiện đại và kinh nghiệm sử dụng máy bay cường kích trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như nhu cầu của quân đội cần một chiếc máy bay yểm trợ hỏa lực trực tiếp trên chiến trường. Nó được chế tạo và đi vào "hoạt động" muộn hơn so máy bay A-10 tương tự của Mỹ. Tuy nhiên, cỗ máy xuất thân Xô viết đã tỏ ra thành công hơn, đặc biệt là do các nhà sản xuất đã tính đến những thiếu sót của chiếc máy bay Mỹ. Trong không quân, Su-25 là một thương hiệu giống như khẩu súng trường tấn công Kalashnikov trong lục quân - sức mạnh chiến đấu, khả năng sống sót phi thường (đã được chứng tỏ tại Afghanistan, và hai chiến dịch ở Bắc Kavkaz, khi chiếc máy bay "lết" về sau khi bị thiệt hại nghiêm trọng do tên lửa phòng không đối phương) nói lên việc máy bay cường kích Su chính là "con ngựa thồ trong chiến tranh". Và phiên bản hiện đại hóa có tính đến kinh nghiệm thực chiến trong những thập kỷ gần đây.

Su - 25
Su - 25

"Bất kỳ chuyên gia nghiêm túc nào về không quân có thể xác nhận những điều sau đây", Đại tá Aksenenko nói tiếp - Trong môi trường thay đổi nhanh chóng của cuộc chiến tổng lực hoặc đụng độ vũ trang địa phương, một chiến dịch đặc biệt thường sử dụng vũ khí thông thường có độ chính xác cao và máy bay được bọc thép, cùng với người phi công chuyên nghiệp trong buồng lái, kiên quyết, trung thành với Tổ quốc - sẽ tạo nên chiến thắng quyết định trước bất kỳ đối thủ nào.

Cả Liên Xô trước đây và Nga hiện nay đã chứng tỏ điều này với cả thế giới. Các nhà điều hành ngồi trong căn phòng đằng sau cần joystick, điều khiển "những thiết bị bay không người lái" cách xa chiến trường hàng trăm cây số, cho đến nay vẫn chưa thể thay thế các phi công máy bay tấn công, có khả năng trong một phần nhỏ của giây đồng hồ để quyết định và thực hiện một quyết định đúng đắn duy nhất vào thời điểm khó khăn".

Đây là điều nghịch lý của chiến tranh, khi chiếc máy bay Nga (trên thực tế là của Liên Xô) đã bị bắn rơi… từ tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) cũng của Liên Xô. Và ngay cả trong trường hợp này chuyên gia quân sự cũng không xem là sự trùng hợp ngẫu nhiên:

"Không có gì bí mật là những chiếc MANPADS do Liên Xô chế tạo cũng như Stinger của Mỹ không có hiệu quả khi chống lại chiếc máy bay cường kích bọc thép Su-25. Lần nay chúng ta phải vinh danh đối thủ. Họ đã bắn hạ chiếc máy bay tiền tuyến tốt nhất cho đến thời điểm này bằng hệ thống MANPADS tốt nhất - Igla, được "những người bạn cũ của chúng ta" cung cấp cho các chiến binh chống Asad. Tuy nhiên điều này khẳng định một lần nữa vũ khí Nga rất tốt. Chiến thắng của những vũ khí này chứng tỏ rằng tốt nhất nên nhận nước Nga là bạn bè, đối tác, chứ không nên biến thành kẻ thù "- chuyên gia hàng không, Đại Tá Makar Aksenenko kết luận!

tin mới

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.