Lo ngại hết dưỡng khí trong tàu ngầm Indonesia mất tích

Hoàng Bách (Theo AP)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Ngày 23/4, lực lượng cứu nạn, cứu hộ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm khẩn cấp đối với một tàu ngầm của Indonesia mất tích 2 hôm trước. Tàu này hiện chỉ đủ nguồn cung cấp dưỡng khí cho 53 thành viên thủy thủ đoàn trong chưa đầy 1 ngày nữa.
Tàu ngầm KRI Alugoro của Indonesia tìm kiếm tàu ngầm KRI Nanggala bị mất tích khi tham gia diễn tập ngoài khơi đảo Bali hôm 21/4. Ảnh: AP.jpg
Tàu ngầm KRI Alugoro của Indonesia tìm kiếm tàu ngầm KRI Nanggala bị mất tích khi tham gia diễn tập ngoài khơi đảo Bali hôm 21/4. Ảnh: AP

Tàu ngầm KRI Nanggala 402 của Indonesia mất liên lạc sau khi lặn hôm 21/4 ở ngoài khơi đảo Bali, và quan ngại đang tăng lên rằng tàu ngầm có thể đã chìm xuống quá sâu, khó có thể tiếp cận và trục vớt. Tổng thống Joko Widodo đã kêu gọi toàn thể người dân Indonesia cầu nguyện cho thủy thủ đoàn bình an trở về, đồng thời ra lệnh tiến hành các nỗ lực hết sức để xác định vị trí của con tàu bị nạn.

2 tàu biển đã rời một cảng ở khu vực gần đó vào sáng 23/4 để tham gia vào hoạt động tìm kiếm. Hơn 20 tàu của hải quân, 2 tàu ngầm và 5 máy bay đã được huy động để tìm kiếm hôm 22/4 và dự kiến triển khai thêm nhiều chiến dịch tìm kiếm đồng loạt, quy mô lớn tương tự vào ngày 23/4.

Các tàu cứu hộ của Singapore và Malaysia dự kiến có mặt tại khu vực này từ thứ Bảy đến thứ Hai tuần tới, và các quốc gia khác cũng đã đề nghị được hỗ trợ.

Trong bài phát biểu trên sóng truyền hình hôm 22/4, ông Widodo nói: “Ưu tiên chính của chúng tôi là an toàn của 53 thành viên thủy thủ đoàn. Gửi lời tới gia đình của các thành viên thủy thủ đoàn, tôi có thể hiểu được cảm nhận của họ vào lúc này và chúng tôi đang nỗ lực hết sức mình để cứu sống toàn bộ thủy thủ trên tàu”.

Đô đốc hải quân nước này Yudo Margono cho biết, tàu ngầm mất tích dự kiến sẽ hết oxy vào khoảng 3h sáng ngày 24/4.

Cuộc tìm kiếm đã và đang tập trung quanh vệt dầu loang được phát hiện gần địa điểm tàu ngầm thực hiện lần lặn cuối cùng. Nhưng chưa có bằng chứng thuyết phục rằng vệt dầu này là của tàu ngầm mất tích. 

Đô đốc Margono nói rằng, dầu có thể bị tràn ra từ một vết nứt trên thùng nhiên liệu của tàu ngầm hoặc cũng có thể là thủy thủ đoàn đã xả dầu cùng các chất lỏng để giảm trọng lượng, giúp tàu có thể nổi lên.

Margono cho biết, có một vật thể chưa xác định sở hữu từ tính cao ở độ sâu từ 50 đến 100 mét, và các quan chức hy vọng đó là tàu ngầm mà họ đang tìm kiếm.

Hải quân Indonesia cũng tin là tàu ngầm đã chìm xuống độ sâu 600-700 mét, sâu hơn nhiều so với mốc mà thân tàu chịu được áp lực nước. Theo ước tính của một công ty Hàn Quốc từng sửa chữa tàu ngầm này trong giai đoạn 2009-2012, tàu có thể bị nổ khi chìm xuống độ sâu 200 mét.

Hiện người ta vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân khiến tàu ngầm bỗng dưng biến bất. Hải quân Indonesia cho biết có thể một sự cố về điện đã khiến tàu ngầm không thể thực hiện các quy trình khẩn cấp để nổi lên.

Bên cạnh các tàu cứu hộ được Singapore và Malaysia điều đến, những đề nghị giúp đỡ khác cũng xuất phát từ Australia, Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc.

Tàu bệnh viện KRI Dr. Soeharso của Hải quân Indonesia tham gia tìm kiếm tàu ngầm mất tích. Ảnh: AP
Tàu bệnh viện KRI Dr. Soeharso của Hải quân Indonesia tham gia tìm kiếm tàu ngầm mất tích. Ảnh: AP

Từ trước tới nay, các vụ tai nạn tàu ngầm thường có hậu quả nghiêm trọng. Năm 2000, tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga đã bị nổ từ bên trong và chìm trong các cuộc tập trận ở Biển Barents. Hầu hết trong số 118 thành viên thủy thủ đoàn tử nạn ngay lập tức, còn 23 người tuy chạy được tới khoang phía sau nhưng sau đó bị ngạt. 

Tháng 11/2017, một tàu ngầm của Argentina mất tích cùng 44 thủy thủy tại Nam Đại Tây Dương, mãi gần 1 năm sau đó, người ta mới phát hiện xác tàu ở độ sâu 800 mét.

Nhưng năm 2005, 7 thành viên trên một tàu ngầm mini của Nga đã được cứu sau 3 ngày tàu của họ bị vướng vào lưới đánh cá và dây cáp ở Thái Bình Dương, ở thời điểm tàu chỉ còn đủ dưỡng khí cho 6 tiếng đồng hồ nếu không nổi được lên mặt nước.

Được biết, tàu ngầm KRI Nanggala 402 hiện đang mất tích do Đức sản xuất, được Indonesia sử dụng từ năm 1981 và lúc gặp nạn chở theo 49 thủy thủ cùng 3 pháo thủ và chỉ huy.

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.