Một xã ở Nghệ An chuyên tuyển và nuôi trâu chọi

Hoài Thu - Thanh Phúc

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News

(Baonghean.vn) - Tại xã miền núi Bình Sơn, huyện Anh Sơn của Nghệ An, người dân ngoài làm nông nghiệp còn có thêm nghề tuyển trâu chọi đem lại thu nhập cao cho các hộ làm nghề, đặc biệt là những người có đam mê hàng chục năm trời với việc mua, chăm sóc trâu chọi.

bna_bình sơn.JPG
Xã Bình Sơn huyện Anh Sơn là xã thuần nông, phát triển mạnh nghề trồng mía, lúa và chăn nuôi. Trong đó, nghề tuyển chọn và chăm sóc, buôn bán trâu chọi đem lại nguồn thu nhập cao cho hàng chục hộ gia đình nơi đây. Ảnh: Hoài Thu
bna_ trâu chọi 13.JPG
Hàng chục năm nay, người dân ở Bình Sơn chăn nuôi, chăm sóc trâu chọi để bán ra các thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường Đồ Sơn tỉnh Hải Phòng. Nghề tuyển trâu chọi ở Bình Sơn phát triển thông qua các thương lái chuyên tìm mua trâu và thuê các hộ dân chăm sóc, nuôi dưỡng. Từ những con trâu được “tuyển” có giá 30 - 50 triệu đồng, sau thời gian chăm sóc, huấn luyện để trở thành “trâu bay” có thể bán với giá trên 100 triệu đồng, thậm chí có con bán đến giá 450 triệu đồng. Ảnh: Thanh Phúc
bna_ trâu chọi 15.JPG
Anh Châu Văn Vinh (xóm Tân Thịnh, xã Bình Sơn) nuôi trâu chọi từ năm 2017 đến nay. Trung bình mỗi năm hộ gia đình anh Vinh xuất bán từ 2-3 con ra Đồ Sơn (Hải Phòng). Giá con trâu chọi cao nhất mà anh Vinh bán được là 180 triệu đồng/con. Trong ảnh: Vợ anh Châu Văn Vinh chăm sóc con trâu chọi vừa được thương lái trả giá 150 triệu đồng. Ảnh: Hoài Thu
bna_ trâu chọi 19.JPG
Một con trâu chọi của người dân Bình Sơn vừa được mua về từ tỉnh Kiên Giang. Con trâu này được trả giá 150 triệu đồng nhưng chủ nhà chưa đồng ý bán. Theo chia sẻ của người nuôi trâu chọi ở Bình Sơn, để chọn lựa được “hàng” ưng ý cần rất nhiều kinh nghiệm và sự nhẫn nại, chịu khó trong chăm sóc vật nuôi. Ảnh: Thanh Phúc
bna_xoáy trâu.jpg
Một con trâu chọi đẹp, được chấm 10 điểm thường phải đáp ứng các tiêu chí về hình thể, tuổi trâu và các đặc điểm về xoáy trán, xoáy trên thân và có cặp sừng to, cân đối. Đặc biệt, trâu chọi phải là con trâu có tính hiếu chiến, có những “thế đánh” độc đáo, hạ gục đối thủ nhanh trong những cuộc chọi như thế “trâu bay”, “trâu móc mắt”… Ảnh: Thanh Phúc
bna_ trâu chọi 113.JPG
Anh Hoàng Bá Thông (xóm Tân Thịnh) là một trong những “trùm” nuôi và buôn trâu chọi ở Nghệ An. Theo nghề một cách tình cờ khi có người anh kết nghĩa là dân Đồ Sơn (Hải Phòng) vào Nghệ An tìm mua trâu chọi, anh Thông đã gắn bó và đam mê nghề buôn và nuôi trâu chọi hơn 20 năm nay. Ảnh: Thanh Phúc
bna_trâu chọi 2.jpg
Theo chia sẻ của những hộ chăm sóc trâu chọi ở Bình Sơn, hàng ngày trâu phải được dắt ra khỏi chuồng, cho đi tập thể dục, tăng cường vận động. Sau đó trâu cần được tắm sạch sẽ và cho ăn đầy đủ. Thức ăn của trâu chủ yếu là cỏ voi và ngọn mía. Người nuôi trâu chọi phải luôn theo dõi diễn biến sức khoẻ của trâu, nhất là những ngày mưa lạnh hoặc những thời điểm thường xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc để kịp thời chữa trị. Ảnh: Hoài Thu
bna_ trâu chọi 111.JPG
Sau khi mua được trâu, anh Thông đưa về, chọn những hộ có khả năng chăm sóc trâu ở trong xã, các xã lân cận thuê nuôi trâu với giá 1-1,5 triệu đồng/tháng/con. Như hộ anh Nguyễn Văn Sân (Tiên Kỳ, Tân Kỳ) nhận nuôi 6 con trâu chọi cho anh Thông. Ngoài được trả công gần 10 triệu đồng/tháng thì anh Sân còn tận dụng được sức cày, kéo của trâu và được “thưởng nóng” khi trâu được nuôi tốt, bán được giá cao. “Hiện tôi đang gửi trâu cho 15 hộ nuôi, hộ ít nhất 1 con, hộ nhiều lên đến 5-6 con. Hàng tháng trả tiền công cho họ, tạo việc làm và giúp họ có thêm thu nhập”, anh Thông chia sẻ. Ảnh: Thanh Phúc
bna_ trâu chọi 18.JPG
Nhờ kết nối buôn trâu chọi nên giúp người dân địa phương Bình Sơn bán trâu “được giá” hơn so với trâu thịt. “Con trâu có trọng lượng 7-8 tạ, nếu bán trâu thịt thì chỉ được khoảng 40-45 triệu đồng. Nhưng nếu “chấm” đủ tiêu chí bán trâu chọi thì mức giá cao gấp 3-4 lần, thậm chí gấp 5 lần. Có những con trâu chọi có giá gần nửa tỷ đồng. Hiện toàn xã Bình Sơn có khoảng 70 hộ nuôi trâu chọi. Ảnh: Hoài Thu
Anh Hoàng Bá Thông chia sẻ về đam mê nghề tuyển chọn trâu chọi. Clip: Thu - Phúc

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.

Cao tốc Diễn Châu Bãi Vọt

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe thuận lợi đúng dự kiến

(Baonghean.vn) - Sau gần 2 năm triển khai thi công, tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này theo đúng dự kiến. Việc di chuyển từ TP.Vinh ra Hà Nội chỉ hơn 3 giờ. Đây là kết quả đáng ghi nhận từ nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, nhà thầu thi công dự án.