NATO họp khẩn cấp sau vụ Syria bắn rơi máy bay

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm nay thông báo sẽ nhóm họp khẩn cấp vào ngày 26/6 tới để xem xét vụ máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ bị quân đội Syria bắn rơi.

Thông báo này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi NATO triệu tập cuộc họp về vấn đề này. Trong khi đó, Syria một lần nữa khẳng định đây hoàn toàn không phải là hành động gây hấn, Syria chỉ thực hiện trách nhiệm về chủ quyền và phòng vệ.

Người phát ngôn của NATO Oana Lungescu cho biết theo Điều 4 trong Hiệp ước thành lập NATO, một nước thành viên nếu nhận thấy an ninh của mình bị đe dọa, có quyền yêu cầu tổ chức họp khẩn để tham vấn các thành viên khác trong khối.

Máy bay F-4. (Nguồn: tintuc.xalo.vn)

Cùng với đề nghị NATO nhóm họp khẩn cấp, Ankara cùng ngày cũng phát đi cảnh báo mạnh mẽ đối với Syria về vụ máy bay rơi. Phát biểu trên truyền hình TRT, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nói: "Theo kết quả điều tra, chiếc máy bay F-4 đúng là trong một thời gian ngắn có vi phạm không phận Syria nhưng 15 phút sau đó, khi đang bay trên không phận quốc tế, cách Syria 13 hải lý, nó đã bị bắn hạ."

Theo Ngoại trưởng Davutoglu, chiếc máy bay trên không có bất cứ dấu hiệu thù địch nào hướng về Syria và Syria cũng không đưa ra cảnh báo nào trước khi bắn hạ. Ông Davutoglu cho biết đây là chiếc máy bay đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, tiến hành một cuộc kiểm tra hệ thống radar chứ không phải thực hiện nhiệm vụ do thám. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ còn nói rằng Ankara sẽ hành động kiềm chế nhưng quyết tâm, và sẽ đưa vụ việc ra công luận cũng như luật pháp quốc tế.

Một nguồn tin ngoại giao cho Hãng tin Pháp AFP biết Ngoại trưởng Davutoglu đã đối thoại với người đồng nhiệm bên phía Mỹ và các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khác, cũng như bên phía Đức và Iran.

Trong khi hải quân Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm trên biển Địa Trung Hải các phi công của chiếc máy bay này, đồng minh của Syria là Iran đã kêu gọi hai bên kiềm chế. Tehran bày tỏ hy vọng với sự tế nhị và khoan dung cùng đối thoại, vụ việc sẽ được đánh giá chính xác và thông qua một giải pháp hòa bình, trật tự cũng như yên ổn trong khu vực sẽ được bảo toàn. Đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi sau khi trao đổi với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu.

Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria từng một thời là đồng minh đã xấu đi kể từ khi nổ ra các làn sóng biểu tình chống đối Tổng thống Syria Bashar al-Assad hồi tháng 3/2011.

Đầu năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã rút các nhân viên ngoại giao của mình khỏi Damascus. Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp nhận hơn 30.000 dân thường Syria lánh nạn, và hồi đầu tháng này là nước chủ nhà cho một cuộc họp quan trọng của các nhà hoạt động Syria đối lập chống Tổng thống Assad. Căng thẳng giữa hai bên càng gia tăng và vụ máy bay F-4 hiện nay đã trở thành một vụ việc nghiêm trọng trong quan hệ song phương.

Trong phản ứng từ Syria, tờ Al-Watan ngày 24/6 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria khẳng định Syria chỉ thực hiện các quyền cũng như trách nhiệm về chủ quyền và phòng vệ; không có sự thù địch giữa hai nước và những gì vừa xảy ra hoàn toàn không phải một hành động gây hấn. Bộ Ngoại giao Syria tuyên bố chiếc máy bay F-4 bị bắn hạ trong khi đang ở trên không phận Syria và bay qua lãnh hải Syria.

Tại Syria, bạo lực vẫn tiếp diễn nghiêm trọng làm ít nhất 34 người thiệt mạng trong ngày 24/6, trong đó có 16 binh sỹ thiệt mạng bởi các cuộc đụng độ với những nhóm vũ trang nổi dậy. Ngoài ra, 11 binh sỹ cũng bị bắt giữ ở tỉnh miền Trung Damascus.

Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR, trụ sở tại Anh), tuần qua là một trong những tuần lễ đẫm máu nhất của cuộc khủng hoảng kéo dài 15 tháng qua, rằng tình hình Syria đã biến thành một cuộc chiến thực sự với hàng trăm người thiệt mạng mỗi ngày./.

Theo (TTXVN)- ĐT

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.