Nga bác bỏ cảnh báo của Mỹ về tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria

Tuyên bố đưa ra sau khi Mỹ cảnh báo khả năng xảy ra tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria tương tự như vụ tấn công hồi tháng 4 vừa qua.

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley ngày 27/6 cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đã cảnh báo Syria về khả năng xảy ra tấn công bằng vũ khí hóa học sau khi phát hiện những động thái chuẩn bị tương tự như vụ tấn công hồi tháng 4 vừa qua.

nga bac bo canh bao cua my ve tan cong bang vu khi hoa hoc tai syria hinh 1
Tên lửa Tomahawk của Mỹ nhằm thẳng căn cứ quân đội Syria để đáp trả vụ tấn công hóa học ở Idlib hồi tháng 4. Ảnh: AP

Phát biểu trong phiên điều trận trước Hạ viện, bà Haley cho biết Mỹ có ý định cảnh báo không chỉ tới chính phủ Syria mà còn cả Nga và Iran, là 2 nước đang hỗ trợ quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

“Nhà Trắng đã đưa ra cảnh báo này và tôi cho rằng nó chính xác”, Đại sứ Haley nói. “Cảnh báo này không chỉ là thông điệp gửi tới Tổng thống Syria al-Assad mà còn gửi tới Nga và Iran. Nếu vụ tấn công bằng vũ khí hóa học xảy ra một lần nữa thì phía Mỹ đã có cảnh báo trước. Tôi hy vọng cảnh báo này sẽ khiến Nga và Iran quan tâm. Nó cũng thể hiện rằng Mỹ không muốn chứng kiến những trẻ em và những người vô tội chịu cảnh thương vong”.

Cùng ngày, các nhà lập pháp Nga đã lên tiếng bác bỏ cảnh báo này của Mỹ. Người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga Konstantin Kosachev cho rằng việc Mỹ cảnh báo về khả năng chính phủ Syria thực hiện một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học là “sự khiêu khích”, theo đó viện cớ cho các cuộc tấn công nhằm vào quân đội Syria. Ông Kosachev nhấn mạnh nếu Mỹ biết về tấn công bằng vũ khí hóa học thì tại sao không ngăn chặn nó mà sau đó lại đổ tội cho chính phủ Syria.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga Leonid Slutsky cũng cho rằng cảnh báo của Mỹ là “vô căn cứ và khiêu khích”.

Trong khi đó, chính phủ Nga đã bác bỏ khả năng xảy ra một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học mới tại Syria.

Đầu tháng 4 vừa qua, một vụ tấn công nghi dùng vũ khí hóa đã xảy ra tại tỉnh Idlib của Syria, làm ít nhất 86 người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em.

Mỹ đã cáo buộc quân đội chính phủ Syria đứng sau vụ tấn công này và đáp trả bằng vụ tấn công tên lửa Tomahawk vào căn cứ của quân đội Syria. Một cuộc tranh cãi gay gắt đã nổ ra giữa Nga và phương Tây sau vụ tấn công này. Phía Nga khẳng định tấn công hóa học là “không thể chấp nhận được”, tuy nhiên, những kết luận của Mỹ về việc chính phủ Syria đứng sau vụ tấn công này là vô căn cứ./.

Theo VOV

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.