Nga đem vũ khí đặc biệt đi mời chào Trung Đông

Tại Triển lãm quốc phòng quốc tế BIDEC-2017, Nga đã mang phiên bản đặc biệt của tăng T-90S để mời chào khách hàng Trung Đông, đặc biệt là Bahrain.
Hãng thống tấn Sputnik vừa đăng tải những hình ảnh tại BIDEC-2017 ở Bahrain. Một trong những thành viên tham gia triển lãm này là công ty Rosoboronexport của Nga. Vũ khí Nga nhận được sự quan tâm đáng kể của khách tham quan, đặc biệt là nước chủ nhà Bahrain.
Theo hình ảnh được công bố cho thấy, Nga đã mang đến Bahrain dòng tăng T-90S với một số thay đổi so với nguyên bản. Cụ thể, nhìn bề ngoài có thể dễ dàng nhận thấy, chiếc tăng tại triển lãm đã được trang bị thêm cặp đèn hồng ngoại tương tự trên T-90A - điều trước đây không có ở T-90S.
Hình ảnh mới lạ của chiếc T-90S tại Triển lãm BIDEC-2017.
Hình ảnh mới lạ của chiếc T-90S tại Triển lãm BIDEC-2017.
Ngoài ra, hệ thống giáp quanh tháp pháo cũng được thiết kế lại nhìn khá lạ mắt. Đặc biệt, cặp ăng ten cao mang nét riêng của T-90S cũng không thấy xuất hiện. Tuy nhiên, theo Rosoboronexport giới thiệu, những chiếc ăng ten này đã được rút gọn để xe cơ động hơn khi tác chiến.
Những thay đổi đã mang lại sức mạnh đáng kể cho T-90S bởi theo giới thiệu của nhà sản xuất tại BIDEC-2017, tăng T-90S sở hữu những tính năng rất ưu việt hơn cả những dòng tăng hàng đầu thế giới của phương Tây hiện nay, dù đó là tăng chủ lực Abrams của Mỹ.
T-90S có nhiều điểm ưu việt khi so sánh với Abrams như trọng lượng nhẹ hơn 10 tấn, độ linh hoạt cao... Đặc biệt ưu điểm lớn nhất của tăng T-90S là sở hữu hệ thống giáp và phòng vệ nhiều tầng hàng đầu thế giới.
Đầu tiên là TShU-1-7 Shtora-1. Hệ thống này có tác dụng làm nhiễu quá trình điều khiển đường ngắm bán tự động của hệ thống định hướng lắp trên tên lửa chống tăng. Tiếp theo là hệ thống gây nhiễu máy dò laser và thiết bị chỉ thị mục tiêu của kẻ địch thông qua các cảm biến, đèn nhiễu OTShU-1-7 và 12 ống phóng đạn khói...
Cùng với hệ thống phòng vệ cực tốt là hệ thống hỏa lực khá ấn tượng của T-90S với vũ khí chính là khẩu pháo nòng trơn 2A46 cỡ 125 mm có hệ thống nạp đạn tự động với cơ số 22 viên đạn sẵn sàng.
Ngoài các loại đạn tiêu chuẩn, T-90S còn phóng được tên lửa chống tăng AT-11 Sniper qua nòng để tiêu diệt đối phương từ cự ly xa tới 5.000 m, mục tiêu bao gồm cả xe tăng mang giáp phản ứng nổ lẫn trực thăng bay thấp.
Để hệ thống phòng vệ và tấn công hoạt động hiệu quả cao nhất trên chiến trường, tăng T-90S được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực với kính ngắm ngày - đêm, thiết bị ổn định và kính ngắm ảnh nhiệt giúp nâng cao khả năng hoạt động vào ban đêm và trong tình trạng thời tiết xấu.
Cùng với đó là hệ thống giáp phức hợp composite đi kèm giáp phản ứng nổ... Tất cả những trang bị tối tân này tạo nên một dòng xe tăng có sức mạnh tấn công và phòng thủ hàng đầu hiện nay.
Trước khi diễn ra Triển lãm BIDEC-2017, tại cuộc hội đàm ở Sochi (Nga), Tổng thống Nga Putin và Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa cũng đã thể hiện mối thâm tình khi trao đổi quà tặng với nhau.
Ông chủ điện Kremlin đã tặng Quốc vương một con ngựa đua 4 tuổi, Quốc vương Bahrain trao tặng ông Putin thanh gươm làm bằng thép Damascus có tay cầm từ kim loại quý. Thực tế, các quốc gia vùng Vịnh nổi tiếng với đam mê trước tuấn mã, và vua Bahrain đặc biệt còn là người hết sức cuồng nhiệt trước những loài ngựa quý.
Thậm chí, ông còn hoãn cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi đầu năm 2016 để tham gia cuộc triển lãm ngựa tại Anh với Nữ hoàng Elizabeth II. Chính vì thế món quà của nhà lãnh đạo Nga vừa không quá khó tìm kiếm, vừa thể hiện được thành ý cũng như sự quan tâm đặc biệt đến quốc vương Bahrain.
Theo nhận định của một số chuyên gia, việc Nga thể hiện mối thâm tình và dùng phiên bản được thiết kế riêng của T-90S chào mời Bahrain và khách hàng Trung Đông cho thấy chính sách đầy toan tính của Moscow với khu vực này.
Điều này cho thấy, Moscow đang cần nhiều hơn nữa các nước trong khu vực ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố và xa hơn nữa, Nga đang muốn giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Trung Đông.
Theo Baodatviet

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.