Nga giận dữ trước tin "tên lửa BUK của Nga" ở hiện trường MH17

Theo trang web đối ngoại của Nga RT ngày 12/8, các điều tra viên thụ lý vụ MH17 nói rằng họ không thể xác nhận thông tin tìm thấy mảnh vỡ của tên lửa đất đối không BUK do Nga sản xuất ở hiện trường vụ rơi máy bay thảm khốc ở miền Đông Ukraine. 

Trước đó, trong thông cáo chung giữa Nhóm điều tra chung JIT và Ủy ban An toàn Hà Lan có nói cơ quan này đang thụ lý "nhiều bộ phận, có thể từ hệ thống tên lửa đất đối không BUK ở hiện trường vụ bắn hạ máy bay MH17 của Malaysia Airlines ở miền Đông Ukraine."

Sau khi thông cáo này được đưa ra, nhiều cơ quan truyền thông phương Tây đã giật tít nói rằng "tên lửa Nga" hoặc "tên lửa do Nga sản xuất" có tại hiện trường MH17.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn RT, người phát ngôn JIT Wim de Bruin đã bác bỏ khả năng đó khi nói rằng "còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận gì vào thời điểm này."

Hệ thống tên lửa đất đối không BUK-M1 có ở nhiều nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, trong đó có Ukraine. Ảnh: RT
Hệ thống tên lửa đất đối không BUK-M1 có ở nhiều nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, trong đó có Ukraine. Ảnh: RT

Hiện JIT và Ủy ban An toàn Hà Lan đang nhóm họp ở La Hay (Hà Lan) để hoàn tất báo cáo dự kiến được công bố vào tháng 10 tới đây về vụ rơi máy bay khiến 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Phương Tây nhiều lần cáo buộc phe ly khai ở Ukraine đã sử dụng tên lửa BUK để bắn hạ MH17. Song Nga đã bác bỏ điều đó đồng thời cho biết có bằng chứng cho thấy máy bay Su-25 của Không quân Ukraine đã bắn hạ MH17 bằng tên lửa không đối không.

Tháng trước, nhà sản xuất vũ khí Almaz-Antey cũng công bố kết quả điều tra riêng, cho rằng chiếc Boeing 777 có thể bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa đất đối không thế hệ cũ BUK-M1.

Nhiều nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ cũng sở hữu hệ thống này, trong đó có Ukraine.

Chuyến bay MH17 từ Amsterdam đi Kuala Lumpur đã bị bắn hạ trên bầu trời miền Đông Ukraine hôm 17/7/2014.

Tháng trước, Nga đã phủ quyết một dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc thành lập Tòa án quốc tế xét xử vụ việc.

Theo Vietnam+

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.