Nghệ An: Bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết và chuyển đổi số

Nguyễn Hải 09/06/2021 17:02

(Baonghean.vn) - Tiếp tục cho ý kiến vào Đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh đến năm 2025, chiều 9/6, tại TP Vinh, UBND tỉnh tổ chức lấy ý kiến các sở, ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp và các huyện vào Đề án trước khi trình Ban cán sự UBND tỉnh.

Đồng chí Lê Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có đại diện các ban, sở, ngành, đại diện các Hội, Hiệp hội Doanh nghiệp, doanh nhân cấp tỉnh và đại diện UBND thành phố Vinh và huyện Diễn Châu.

Toàn cảnh hội nghị góp ý kiến lần 2 của UBND tỉnh vào Đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh đến năm 2025. Ảnh: Nguyễn Hải
Toàn cảnh hội nghị góp ý kiến lần 2 của UBND tỉnh vào Đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh đến năm 2025. Ảnh: Nguyễn Hải

Thay mặt Ban soạn thảo, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo vắn tắt Đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2025 đã được tiếp thu, chỉnh sửa theo tinh thần kết luận cuộc họp lần trước.

Theo đó tình hình phát triển, quy mô góp vốn của doanh nghiệp được xây dựng lại theo từng năm, địa bàn từng huyện và từng loại hình doanh nghiệp; mức đóng góp của doanh nghiệp đối với ngân sách, giải quyết việc làm và cơ cấu nền kinh tế; nguyên nhân tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động thực tế còn chênh lệch so với doanh nghiệp đăng ký; dự báo tình hình phát triển DN trong thời gian tới và so sánh đối chiếu với tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh trong khu vực như Thanh Hóa, Hà Tĩnh…

Đại diện Sở Kế hoạch đầu tư trình bày vắn tắt dự thảo Đề án phát triển doanh nghiệp đã được góp ý, chỉnh sửa lần trước. Ảnh: Nguyễn Hải
Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư trình bày sơ lược dự thảo Đề án phát triển doanh nghiệp đã được góp ý, chỉnh sửa lần trước. Ảnh: Nguyễn Hải

Bên cạnh đó, theo dự thảo Đề án mới, Nghệ An phấn đấu có 30 ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, trong đó 20 ngàn DN đang hoạt động; tốc độ doanh nghiệp tăng từ 8-9%/năm để đến năm 2025; khu vực doanh nghiệp đóng góp trên 70% thu ngân sách; tạo việc làm mới cho từ 12 ngàn đến 14 ngàn lao động/năm.

Đại diện Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh đề xuất bổ sung tăng chỉ tiêu giải quyết việc làm hàng năm của các doanh nghiệp. Ảnh: Nguyễn Hải
Đại diện Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh đề xuất bổ sung tăng chỉ tiêu giải quyết việc làm hàng năm của các doanh nghiệp. Ảnh: Nguyễn Hải

Để thực hiện, ngoài 7 nhóm giải pháp chung tại Đề án gốc, dự thảo đã soạn thảo theo hướng thành các Đề án thành phần, có các phụ lục giao trách nhiệm, tiến độ cho các sở, ngành, trung tâm xây dựng các chính sách thành phần để trình UBND tỉnh. Trong số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhiệm kỳ này, đáng chú ý bổ sung chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết, chuỗi giá trị trên lĩnh vực nông nghiệp và công thương; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số...

Các doanh nghiệp tham gia hội chợ kết nối cung cầu sản phẩm do ngành Công thương Nghệ An tổ chức hàng năm. Ảnh: Tư liệu
Các doanh nghiệp tham gia hội chợ kết nối cung cầu sản phẩm do ngành Công Thương Nghệ An tổ chức hàng năm. Ảnh: Tư liệu

Góp ý kiến vào dự thảo đề án lần này, đại diện các sở, ngành và Hiệp hội Doanh nghiệp đã tiếp tục góp ý kiến bổ sung vào các vấn đề như tăng chỉ tiêu giải quyết việc làm hàng năm; tăng cường đào tạo, cải thiện thái độ, tinh thần phục vụ doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ công chức; nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, hỗ trợ khởi nghiệp; cần bổ sung thông tin khái toán kinh phí thực hiện Đề án để các sở, ngành được biết; để chính sách này đi vào thực chất chỉ nên hỗ trợ các doanh nghiệp đang hoạt động và có khó khăn, cần hạn chế tình trạng doanh nghiệp mahoặc hỗ trợ nhưng còn khá hình thức...

Các doanh nghiệp Nghệ An tham gia tập huấn chuyên đề về chuyển đổi số và ý nghĩa của chuyển đổi số trong bối cảnh Hội nhập và ảnh hưởng bới đại dịch Covid. Ảnh: Nguyễn Hải
Các doanh nghiệp Nghệ An tham gia tập huấn chuyên đề về chuyển đổi số và ý nghĩa của chuyển đổi số trong bối cảnh Hội nhập và ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Ảnh: Nguyễn Hải

UBND tỉnh chỉ cần ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án chung thay vì từng Đề án riêng; chính sách hỗ trợ bằng nguồn kinh phí là rất tốt và doanh nghiệp luôn hưởng ứng nhưng cái doanh nghiệp cần hiện nay là hiệu quả công việc và hành lang pháp lý đầy đủ để nhằm hạn chế các hoạt động làm cản trở hoạt động bình thường của DN...

Đại diện Hiệp hội DN trẻ tỉnh Nghệ An

Đồng chí Lê Ngọc Hoa phát biểu kết luận buổi làm việc. Ảnh: N.H
Đồng chí Lê Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc. Ảnh: N.H

Trên cơ sở phúc đáp giải trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng chí Lê Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận đánh giá cao tinh thần góp ý thẳng thắn của các sở, ban, ngành và Hiệp hội Doanh nghiệp cấp tỉnh vào Đề án.

Trên tinh thần tổng hợp, tiếp thu các ý kiến mới nhằm nâng cao chất lượng Đề án, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh đây là lần góp ý thứ 4 nên có nhiều phương án hay và bổ ích, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cần tiếp thu những góp ý phù hợp và chỉnh sửa những thông tin, lấy ý kiến các sở, ngành một lần nữa; đồng thời chuẩn bị các cơ sở pháp lý và thực tiễn để bảo vệ Đề án.


Mới nhất

x
Nghệ An: Bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết và chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO