Nghị sĩ có lập trường 'hoài nghi Ukraine' được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Lan Hạ (Theo RT, AFP, The Hill)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Rạng sáng 26/10 (theo giờ Việt Nam), với 220 phiếu thuận, Hạ viện Mỹ đã bầu Hạ nghị sĩ Mike Johnson thuộc đảng Cộng hòa, đại diện của bang Louisiana, người ủng hộ trung thành cựu Tổng thống Donald Trump, làm Chủ tịch Hạ viện sau 3 tuần chiếc ghế lãnh đạo bị bỏ trống.

Tại cuộc họp, phe Dân chủ đã đề cử lãnh đạo khối thiểu số tại Hạ viện, Hạ nghị sĩ Hakeem Jeffries của bang New York cho chức Chủ tịch Hạ viện, trong khi tất cả những hạ nghị sĩ Cộng hòa tối 24/10 còn lưỡng lự thì sang ngày 25/10 (theo giờ địa phương) đã quyết định dồn phiếu cho ông Johnson.

anh 1.jpg
Tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson. Ảnh: Getty

Kết quả kiểm phiếu cho thấy, ứng cử viên Johnson được 220 phiếu ủng hộ - vượt qua ngưỡng cần thiết 217 phiếu để đắc cử Chủ tịch Hạ viện, trong khi ứng cử viên Jeffries chỉ được 209 phiếu, mất 3 phiếu so với các vòng đối đầu trước đó với các ứng cử viên khác của đảng Cộng hòa.

Như vậy, ông Johson đã trở thành Chủ tịch Hạ viện thứ 56 của Mỹ. Hạ nghị sĩ Johnson, hiện là Phó Chủ tịch Hội nghị Cộng hòa tại Hạ viện, là người thứ tư được phe Cộng hòa đề cử cho chức Chủ tịch Hạ viện sau khi ông Kevin McCarthy bị phe cực hữu bãi miễn hôm 3/10.

Trong lần đầu nhóm họp, các hạ nghị sĩ Cộng hòa đã chọn lãnh tụ khối đa số tại Hạ viện Steve Scalise (bang Louisiana), nhưng ông này rút lui trước vòng bỏ phiếu chính thức khi biết chắc sẽ không đủ số phiếu.

Lần thứ 2, Hạ nghị sĩ Jim Jordan (bang Ohio), Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện, qua 3 vòng bỏ phiếu vẫn không kiếm đủ sự ủng hộ, nên đảng Cộng hòa đành bỏ qua ứng cử viên này.

Lần thứ 3, ứng viên được đề cử là Tom Emmer (bang Minnesota), nhân vật số 3 của đảng Cộng hòa tại Hạ viện, nhưng ông này cũng phải rút lui chỉ sau vài giờ được đề cử khi phe cực hữu nhất quyết chống đối, trong khi người nhiều phiếu thứ hai là ông Johnson đã được đề cử.

Ông Mike Johnson, 51 tuổi, là thành viên của Hạ viện Mỹ từ năm 2016 và hiện đang đảm trách nhiệm kỳ hạ nghị sĩ thứ 4. Năm 2020, ông Johnson đã ký tên chung với 100 hạ nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ một vụ kiện của bang Texas nhằm đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 ở các bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin, ủng hộ lập trường của cựu Tổng thống Trump. Ông Johnson được ông Trump nhiệt tình ủng hộ trong cuộc chạy đua giành chức Chủ tịch Hạ viện. Việc ông Johnson được bầu làm Chủ tịch Hạ viện đã chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài 22 ngày qua và mở ra triển vọng để Quốc hội Mỹ giải quyết các vấn đề cấp thiết như xem xét gói chi tiêu an ninh quốc gia trị giá 106 tỷ USD do Tổng thống Joe Biden công bố ngày 20/10 nhằm tăng cường an ninh biên giới của Mỹ, cũng như gửi hàng tỷ USD viện trợ đến Israel và Ukraine, đặc biệt là đạt thỏa thuận về gói chi tiêu giúp tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ trong bối cảnh thời hạn chót ngày 17/11 đang đến gần.

Thời gian qua, ông Johnson có thái độ hoài nghi đối với chính sách viện trợ cho Ukraine. Ông đã bỏ phiếu chống lại 2 dự luật phân bổ khác nhau cung cấp viện trợ cho Ukraine lần lượt vào năm ngoái và tháng 9/2023. Trong khi đó, ông lại thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Israel trong bối cảnh nước này vướng vào xung đột nghiêm trọng với nhóm phiến quân Hamas của Palestine.

Ngay sau khi Hạ viện Mỹ bầu được Chủ tịch, Tổng thống Biden khẳng định ông không lo lắng về những thách thức trong cuộc bầu cử năm 2024. Khi được hỏi liệu ông có lo ngại về việc ông Johnson lại cố gắng lật ngược kết quả bầu cử vào năm 2024 nếu ông tái đắc cử hay không, Tổng thống Biden nói với các phóng viên tại Nhà Trắng: "Không". Ông chủ Nhà Trắng trích dẫn khoảng 60 vụ kiện thất bại của đảng Cộng hòa sau chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, đồng thời tuyên bố: “Tôi hiểu Hiến pháp”./.

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.