Ngoại trưởng Mỹ tới Bắc Kinh trong chuyến thăm ít triển vọng tạo đột phá

Hoàng Bách (Theo Reuters)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới Bắc Kinh hôm 18/6, trở thành nhà ngoại giao cấp cao đầu tiên của Mỹ tới thăm Trung Quốc trong 5 năm qua.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Bắc Kinh hôm 18/6. Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Bắc Kinh hôm 18/6. Ảnh: Reuters

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh các quan hệ song phương lạnh nhạt và triển vọng mờ nhạt đối với việc xuất hiện đột phá trong danh sách dài những tranh chấp giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo Reuters, sau khi hoãn chuyến thăm hồi tháng 2 do vụ việc nghi là khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua không phận Mỹ, ông Blinken đã trở thành quan chức cấp cao nhất trong Chính phủ Mỹ tới thăm Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức hồi tháng 1/2021.

Trong chuyến thăm diễn ra từ ngày 18-19/6, dự kiến ông Blinken sẽ gặp gỡ Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương, nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc Vương Nghị và có thể gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ tìm cách thiết lập các kênh thông tin liên lạc cởi mở và bền vững để bảo đảm rằng đối đầu chiến lược giữa 2 quốc gia không rơi vào vòng xoáy xung đột.

Đây sẽ là chuyến thăm được phần còn lại của thế giới theo dõi chặt chẽ bởi bất kỳ sự leo thang nào giữa các siêu cường có thể có những tác động trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến mọi thứ từ các thị trường tài chính đến các tuyến giao thương, hay các thực tiễn và chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Cả hai bên đều thừa nhận rằng, chúng tôi rất cần có các kênh liên lạc cấp cao”, một quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Mỹ nói với các phóng viên tại một điểm dừng tiếp nhiên liệu ở Tokyo trên hành trình tới Bắc Kinh.

“Chúng tôi đang ở thời điểm quan trọng trong mối quan hệ này mà tôi nghĩ rằng việc giảm nguy cơ tính toán sai lầm, hay như những người bạn Trung Quốc của chúng tôi thường nói, ngăn chặn vòng xoáy đi xuống trong mối quan hệ, là điều quan trọng”, quan chức này nói.

Reuters cho biết, mối quan hệ giữa hai quốc gia này đã xấu đi trên diện rộng, làm dấy lên lo ngại rằng, một ngày nào đó họ có thể đụng độ quân sự liên quan đến vấn đề Đài Loan. Họ cũng bất đồng về các vấn đề từ thương mại, nỗ lực của Mỹ nhằm kìm hãm ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc và vấn đề nhân quyền.

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 16/6 trước khi khởi hành đến Bắc Kinh, ông Blinken cho biết chuyến đi có 3 mục tiêu chính: Thiết lập các cơ chế quản lý khủng hoảng, thúc đẩy lợi ích của Mỹ và các đồng minh, trao đổi trực tiếp về các mối quan tâm liên quan, và khai phá các lĩnh vực hợp tác tiềm năng.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ trước đó lại đặt thấp kỳ vọng về việc có được nhiều tiến triển. Trong khi mục tiêu chính của ông Blinken là các cuộc thảo luận "thẳng thắn, trực tiếp và mang tính xây dựng", thì các quan chức khẳng định, khó có thể đạt đột phá trong các vấn đề quan trọng.

Dù vậy, người ta vẫn kỳ vọng rằng chuyến thăm của ông Blinken sẽ mở đường cho nhiều cuộc gặp song phương hơn diễn ra trong những tháng tới, có thể bao gồm các chuyến thăm của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo. Nó cũng có thể tạo tiền đề cho các cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Biden tại các hội nghị thượng đỉnh đa phương vào cuối năm nay.

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.