Người Iran lần đầu đi bầu cử sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử

(Baonghean.vn) - Người dân Iran đã bắt đầu đi bỏ phiếu ở khắp mọi miền đất nước hôm 26/2 trong đợt bầu cử được vị Tổng thống theo đường lối ôn hòa nhận định là tối quan trọng để hạn chế sự chi phối của phe bảo thủ trong Quốc hội và đẩy nhanh các cải cách trong nước sau khi đạt thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc thế giới hồi năm ngoái.

Giới chức Iran cho biết các điểm bỏ phiếu có thể tiếp tục mở cửa nếu còn nhiều người xếp hàng chờ bỏ phiếu. Ảnh: AFP.
Giới chức Iran cho biết các điểm bỏ phiếu có thể tiếp tục mở cửa nếu còn nhiều người xếp hàng chờ bỏ phiếu. Ảnh: AFP.

Liên minh thân chính phủ có tên là “Danh sách của Hy vọng” đang đại diện cho những tham vọng của Tổng thống Hassan Rouhani trong các cuộc thăm dò ý kiến. Khoảng 55 triệu dân nước này đủ điều kiện đi bỏ phiếu cuối cùng sẽ bầu ra 290 nhà lập pháp.

Họ cũng sẽ tiến hành bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử thứ 2 nhằm chọn ra Hội đồng chuyên gia, một ủy ban quyền lực gồm 88 giáo sỹ có trách nhiệm giám sát hoạt động của nhà lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei.

Trong khi các nghị sỹ Quốc hội được bầu theo nhiệm kỳ 4 năm, hội đồng trên sẽ được phép kéo dài nhiệm kỳ trong 8 năm. Nếu ông Khamenei, hiện đã 76 tuổi, qua đời trong thời gian trên, các thành viên sẽ tiến hành chọn ra người kế nhiệm ông.

Đợt bỏ phiếu bắt đầu từ 8h sáng theo giờ địa phương và kết thúc vào 6h chiều, tuy nhiên giới chức khẳng định các điểm bỏ phiếu có thể tiếp tục mở cửa nếu vẫn còn nhiều người đứng xếp hàng chờ đến lượt, và cần thêm thời gian để hoàn tất quá trình bỏ phiếu.

Các chỉ số kinh tế của Iran (GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát,…). Ảnh: AFP.
Các chỉ số kinh tế của Iran (GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát,…). Ảnh: AFP.

Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei đã đi bỏ phiếu vào sáng sớm ngày 26/2, trong chương trình được phát trên truyền hình, đồng thời thúc giục người dân “nhanh chóng đi bỏ phiếu, bởi đó vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi”.

Ông nói trên sóng truyền hình quốc gia Iran sau khi bỏ phiếu xong: “Mọi người phải đi bỏ phiếu, những người yêu mến Iran, những người thích Cộng hòa Hồi giáo, những người yêu sự quyền uy và huy hoàng của Iran”.

Ông nói thêm: “Chúng ta có nhiều kẻ thù. Các cuộc bỏ phiếu phải là dịp để khiến kẻ thù thất vọng. Chúng ta phải bỏ phiếu với sự hiểu biết sâu sắc và tỉnh táo”.

Là người nắm quyền tối cao của Iran, các quyền hạn của ông Khamenei vượt xa quyền hạn của ông Rouhani, nhưng Tổng thống Iran đang muốn chiếm thêm ghế trong Quốc hội để được phép củng cố thỏa thuận hạt nhân thông qua việc triển khai các cải thiện trong nước.

Nền kinh tế nước này giữ vị trí quan trọng trong suốt chiến dịch tranh cử, bởi Iran đối mặt với thách thức không nhỏ là phải vượt qua những tổn thất gây ra sau gần một thập niên chịu các lệnh trừng phạt.

Các cuộc bỏ phiếu sẽ là chỉ số quan trọng về định hướng tương lai mà người dân Iran mong muốn cho quốc gia của mình.

Các cuộc bỏ phiếu sẽ là chỉ số quan trọng về định hướng tương lai mà người Iran mong muốn cho quốc gia của họ. Ảnh: AFP.
Các cuộc bỏ phiếu sẽ là chỉ số quan trọng về định hướng tương lai mà người Iran mong muốn cho quốc gia của họ. Ảnh: AFP.

Atefeh Yousefi, một công dân 38 tuổi, nói với hãng tin AFP trong khi xếp hàng chờ bỏ phiếu tại Tehran: “Tôi mong tình hình của đất nước sẽ cải thiện thông qua các cải cách”, đồng thời tỏ ý hối hận vì từng tẩy chay các cuộc bầu cử trước đây.

Rouhani đã đề cao tiềm năng đầu tư nước ngoài, mà theo ông sẽ đem lại nhiều việc làm, đặc biệt cho lớp trẻ Iran hiện đang chịu tỷ lệ thất nghiệp 25%, gấp 2,5 lần mức bình quân của cả nước.

Tuy nhiên, phe bảo thủ khẳng định tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ chỉ có thể diễn ra nếu đặt trọng tâm vào sản xuất nội địa theo mô hình “kinh tế kháng cự” như những lý tưởng đặt ra trong cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 của Iran.

Kêu gọi nhiều người đi bỏ phiếu

Dù đã đưa nền kinh tế phục hồi đà tăng trưởng sau cơn suy thoái, Tổng thống Iran vẫn trong tình cảnh thiếu an toàn do lợi ích của việc giảm nhẹ trừng phạt và quay lại hoạt động kinh doanh quốc tế còn cần thời gian.

Nếu cử tri ủng hộ danh sách thân Rouhani, một liên minh các ứng viên ôn hòa và theo đường lối cải cách, Tổng thống Iran có thể xoay chuyển cán cân quyền lực trong Quốc hội, mở ra các cải cách xã hội và chính trị mà bấy lâu nay ông vẫn bị các nhà làm luật ngăn cản.

Tuy nhiên, chiến dịch bầu cử Quốc hội chính thức kéo dài 1 tuần nhìn chung vẫn đang bị phủ bóng bởi các tranh cãi về việc ai được phép chạy đua tranh cử.

Hàng nghìn ứng viên bị loại trừ - mà theo các nhà cải cách thì không ít gương mặt nổi trội đã bị cấm tranh cử - làm dấy lên những quan ngại về kết quả bầu cử.

Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei bỏ phiếu bầu Quốc hội và Hội đồng chuyên gia có quyền hạn bổ nhiệm và miễn nhiệm nhà lãnh đạo tối cao hôm 26/2 tại Tehran. Ảnh: Reuters.
Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei bỏ phiếu bầu Quốc hội và Hội đồng chuyên gia có quyền hạn bổ nhiệm và miễn nhiệm nhà lãnh đạo tối cao hôm 26/2 tại Tehran. Ảnh: Reuters.

Tổng cộng có 4.844 ứng viên, 10% trong số đó là phụ nữ, hiện đang có tên trong cuộc bầu cử Quốc hội. Chỉ có 159 giáo sỹ, chiếm 1/5 số ứng viên là đang tìm một “ghế” trong Hội đồng chuyên gia.

Hôm 24/2 vừa qua, ông Rouhani đã gửi tin nhắn văn bản hối thúc người dân đi bỏ phiếu, khẳng định sự tham gia của họ là cần thiết “để xây dựng tương lai đầy hy vọng của đất nước”, cộng hưởng thêm thông điệp vận động của các đồng minh.

Phe bảo thủ chính do cựu Chủ tịch Quốc hội Gholam-Ali Hadad Adel lãnh đạo, và ông này có quan hệ thông gia với lãnh tụ tối cao của Iran.

Các kết quả ngoài thủ đô của Iran dự kiến sẽ được đưa ra trong vòng 24 giờ, còn hoạt động kiểm đếm phiếu tại Tehran, với dân số lên đến 12 triệu người và bầu ra 30 nhà lập pháp, sẽ mất thời gian 3 ngày.

Thu Giang

(Theo AFP)

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.