Nhật Bản sắp mở căn cứ quân sự đầu tiên tại nước ngoài

Mỹ Nga ( (Theo TASS))

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean) - Ngày 15/10, báo Sankei Shimbun (Nhật Bản) đưa tin, chính phủ nước này sẽ thành lập căn cứ quân sự vĩnh viễn đầu tiên ở nước ngoài. Theo đó, căn cứ này được đặt tại Djibouti, ngay tại cửa ngõ vào Biển Đỏ.
Tàu chiến Nhật Bản neo tại cảng ở Djibouti. Ảnh: Livejournal
Tàu chiến Nhật Bản neo tại cảng ở Djibouti. Ảnh: Livejournal
Hiện tại Djibouti thực tế đã có một căn cứ của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) được thành lập từ năm 2011, dưới hình thức một tàu khu trục hải quân và hai máy bay quân sự với nhiệm vụ triển khai chiến dịch tuần tra chống cướp biển ở Vịnh Aden và Biển Đỏ.
Lực lượng của JSDF ban đầu chỉ bao gồm 100 người, hầu hết là lính bộ binh để bảo vệ trang bị và căn cứ tại Djibouti. Đến nay, quân số tăng dần với sự bổ sung lực lượng từ không quân và hải quân, lên tới 600 người.
Việc triển khai quân sang Djibouti chính là lần đầu tiên Nhật Bản điều quân ra nước ngoài kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Từ lâu, hải quân Nhật Bản đã tích cực tham gia hoạt động chống cướp biển ở Vịnh Aden và hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc ở khu vực châu Phi.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, quyết định thành lập căn cứ quân sự lâu dài tại Djibouti được xem là cách để chính phủ nước này ứng phó với Trung Quốc - quốc gia đang cố gắng mở rộng sự hiện diện và ảnh hưởng của mình tại Djibouti, cũng như đối với các tuyến đường biển chiến lược từ Đông Á đến châu Âu.

Hiện Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận với chính quyền Djibouti về việc cho thuê một khu vực rộng 12 ha để xây dựng doanh trại, cơ sở hành chính và nhà kho.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản hàng năm chi khoảng 30 triệu USD để duy trì căn cứ này. Song song với đó, JSDF ngày càng mở rộng hoạt động, tăng cường thêm các tàu chiến để kéo dài thời gian tuần tra, cũng như bảo đảm khả năng hộ tống tàu hàng quốc tế khi qua Vịnh Aden.

Djibouti là quốc gia nằm giữa châu Phi và châu Á, sở hữu vị trí chiến lược quan trọng - nằm ở eo biển, cửa ngõ đi vào Biển Đỏ, trên đường đến kênh đào Suez.

Hiện là con đường vận tải biển đứng thứ 4 trên thế giới, với 30.000 lượt tàu thuyền qua lại mỗi năm. Với vị trí địa lý đó, Djibouti vốn được xem là mục tiêu của các cường quốc trên thế giới.

Hiện tại Djibouti đã có sự hiện diện quân sự của 5 nước như: Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.