NSND Trà Giang - Người phụ nữ có đôi mắt "biết nói"

(Baonghean) - Với Giải thưởng Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim (LHP) Quốc tế Mátxcơva- 1973 cùng nhiều phần thưởng cao quý khác, NSND Trà Giang được Hội Điện ảnh Việt Nam vinh danh: “Thành tựu trọn đời”  vào năm 2007. Điều đó khẳng định vai trò cống hiến của người nghệ sỹ tài danh này trong hơn 4 thập kỷ qua.

Nghệ sỹ Trà Giang thời trẻ
Nghệ sỹ Trà Giang thời trẻ

Trà Giang sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi, là học sinh trường miền Nam tập kết. Do từ nhỏ được theo ba là NSƯT Nguyễn Văn Khánh- Trưởng đoàn Văn công Khu 5- dẫn đi xem kịch, xem múa, cải lương... Người cha từng làm điện ảnh thời kháng chiến ở bưng biền nên ông rất quan tâm đến bộ môn này, đã khuyên con gái dự thi vào lớp diễn viên điện ảnh và Trà Giang được trúng tuyển vào học khóa I, Trường Điện ảnh Việt Nam (1959- 1962), cùng với diễn viên Kim Chi, Thúy Vinh, Lâm Tới...

Ra trường, chị được phân về Xưởng phim Việt Nam (nay là Hãng phim truyện). Trà Giang đã tham gia đóng 17 bộ phim truyện nhựa, như: “Một ngày đầu thu” (1961); “Chị Tư Hậu” (1962); “Vỹ tuyến 17 ngày và đêm” (1972); “Bài ca ra trận” (1973); “Em bé Hà Nội” (1974); “Ngày lễ thánh” (1976); “Mối tình đầu” (1977); “Huyền thọai mẹ” (1987); “Thủ lĩnh áo nâu” (1987); “Dòng sông hoa trắng” (1989)... và đã 3 lần đoạt Giải “Nữ diễn viên xuất sắc nhất” tại LHP Quốc tế Mátxcơva (1973), LHP Việt Nam 4 (1977), LHP 8 (1988). Được phong tặng NSND đợt đầu tiên (1984), và là đại biểu Quốc hội các khóa 5, 6, 7. Dịp Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với Hội nghị Văn hóa toàn quốc (1962), Trà Giang vinh dự được cử lên tặng hoa và được Bác ôm vào lòng khi biết chị là con của cán bộ miền Nam tập kết. 
Trà Giang là nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng với đôi mắt đẹp, “có thần”, lối diễn xuất tinh tế, giàu cảm xúc, lột tả chiều sâu nội tâm của nhân vật mang dáng vẻ cao quý và đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam. Chị may mắn và có duyên với các vai diễn như Chị Tư Hậu trong phim cùng tên; Dịu “Vỹ tuyến 17 ngày và đêm”; Hương “Huyền thoại mẹ”; Vợ ba Đề Thám trong “Thủ lĩnh áo nâu”... các hình tượng nhân vật này đều đã để lại những dấu ấn sâu sắc luôn ám ảnh người xem. Một chị Tư Hậu với cảnh đời trầm luân: “Đêm tối, biển đen như mực, người phụ nữ trẻ phẫn uất lao mình ra sóng, bỗng tiếng khóc của trẻ sơ sinh vang lên như xé rách màn đêm. Chị khựng lại, đứa con bé bỏng đã kéo chị trở về với thực tại, chị lại bổ vào bờ ôm con bé trong vòng tay mà nấc nghẹn!”. Một trường đoạn xúc động của lòng mẫu tử, một diễn xuất tuyệt vời của tài năng đã chinh phục hoàn toàn khán giả.
10 năm sau, vai Dịu- người nữ cán bộ trung kiên bất khuất của miền Nam dũng cảm đối mặt với kẻ thù ngày đêm để giữ trọn khí tiết với cách mạng, trọn đạo thủy chung với người chồng tập kết trong “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” tiếp tục nhận được sự đón nhận nhiệt thành của khán giả. Với đôi mắt giàu biểu cảm của ngôn ngữ điện ảnh, có thể nói vai Dịu là đỉnh cao của diễn xuất, là sự tích lũy dày dặn kinh nghiệm sống và tài năng thiên bẩm, là sự kết hợp hài hòa giữa những thử thách khắc nghiệt của chiến tranh, sức sáng tạo với một cảm thụ nghệ thuật tinh tế tới độ thăng hoa trước ống kính của chị.
Chị kể lại những dấu ấn kỷ niệm thiêng liêng: “Có lần trong giờ giải lao họp Quốc hội, một đại biểu đến tìm tôi bắt tay cảm ơn vì quá cảm kích về nhân vật chị Tư Hậu. Anh xưng là chồng Tư Hậu thật ở ngoài đời và nói các con Tư Hậu rất mong được gặp mẹ “Trà Giang”, làm tôi quá bất ngờ. Mới đây, được về lại vùng đất Nam Định, thăm Lễ hội Phủ Giầy nơi đã quay bộ phim “Ngày lễ thánh”, nhiều phụ nữ công giáo dẫn con đến giao lưu với nghệ sỹ điện ảnh thật nồng hậu và bày tỏ từ nhỏ đến giờ chúng em chỉ mong một lần gặp được chị Trà Giang, thì nay đã toại nguyện. Khi được nghe một số anh lính trẻ bày tỏ sau khi xem phim “Vỹ tuyến 17 ngày và đêm”, họ đã xung phong lên đường đi B. Hay như ở LHP Việt Nam 13, tại Thành phố Vinh, Nghệ An năm 2001, chúng tôi luôn bị khán giả “bao vây” nồng nhiệt. Đi ăn cháo lươn cùng mấy anh Đặng Nhật Minh, Thế Anh, Bùi Bài Bình.., lúc trả tiền bị chủ quán từ chối vì cả đời mới được “chiêu đãi” nghệ sỹ điện ảnh nổi tiếng. Thật hạnh phúc vô cùng, không thể ngờ từ chuyện trong nghệ thuật đã mang lại tình cảm đẹp đẽ, lớn lao đối với cuộc sống!”.
Nhiều dấu ấn kỷ niệm sâu sắc về “chuyện nghề, chuyện đời” của người nghệ sỹ tài danh mang tên con sông Trà quê hương. Khi phim “Chị Tư Hậu” được mời tham gia LHP Quốc tế Mátxcơva, NSND Bích Ngọc (cùng đồng hương Khu 5), lúc ấy đang học ở Nhạc viện Tchaikovski. Chàng nhạc sỹ vĩ cầm đã mê người trong phim, khi về nước quyết định đi tìm diễn viên Trà Giang... Sự đồng cảm nghệ thuật giữa âm nhạc và điện ảnh đã dẫn hai người tiến đến hôn nhân vào năm 1966. Kết quả tình yêu ấy là cháu Bích Trà ra đời, con gái chịu ảnh hưởng “gien” của bố, lớn lên cháu đã chọn con đường âm nhạc đương đại, đàn Piano.
NSND Trà Giang bên giá vẽ
NSND Trà Giang bên giá vẽ
Trả lời câu hỏi mọi người vì sao Trà Giang rẽ ngoặt từ điện ảnh sang hội họa? Chị bộc bạch: “Sau phim “Dòng sông hoa trắng” (1990), tôi chuyển sang làm việc ở Viện phim Việt Nam- phân viện 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh- nhưng vẫn nặng lòng với nghiệp diễn, luôn chờ đợi những vai diễn ưng ý. Trong cơ chế thị trường với những kịch bản phim kinh doanh kiểu “mì ăn liền” không mấy hợp với “tạng” của mình! Có một phần nữa từ nỗi buồn riêng, sự ra đi vội vã của chồng vì căn bệnh quái ác và sự trống vắng khi Bích Trà đang du học và làm việc ở London. Tôi đã tìm đến lớp vẽ của nhóm nữ thành phố như một sự tình cờ... Với tôi, con đường hội họa luôn có bóng dáng từ nghệ thuật điện ảnh. Những cảm xúc, ấn tượng, kỷ niệm trải qua trong phim và ở đời thường đều trở thành trải nghiệm, vốn sống cho hội họa. Nghệ thuật nào cũng có tiềm ẩn cái đẹp, ai cũng muốn đi tìm và khám phá”.
Gần 10 năm cầm cọ, Trà Giang đã có hàng trăm bức vẽ đủ các đề tài, thể loại, trong đó có nhiều bức lấy cảm hứng từ ký ức về phim ảnh, về người phụ nữ Việt Nam luôn ám ảnh chị trong cầm cọ. Cũng là cách để chị “khoe” với bạn bè, dù sống bình lặng nhưng vẫn luôn giữ ngọn lửa đam mê nghệ thuật cháy mãi. Chị đã có 5 lần tham gia triển lãm cùng nhóm họa sỹ “Hương cỏ”. Sau triển lãm, số tiền bán tranh đều dùng vào việc làm từ thiện.
Lê Lân (47, Đặng Thúc Hứa, TP. Vinh)

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.