Putin đã chiếu tướng Mỹ ở Syria thế nào?

Ngày 30/9 tới là tròn 2 năm Nga can thiệp quân sự vào Syria để hậu thuẫn cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.

Với sự giúp đỡ của Moscow, ông Assad từ một vị thế lung lay đã trở lại vị trí mạnh nhất kể từ khi phong trào nổi dậy phản đối chính quyền lan khắp Syria từ tháng 3/2011.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: The Kremlin
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: The Kremlin)

Nhà lãnh đạo Nga đã sát cánh bên ông Assad ngay từ lúc đầu, bảo vệ Tổng thống Syria theo nhiều cách. Ông thậm chí vũ trang cho quân đội chính phủ, bảo vệ Assad trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và làm cột trụ cho quân đội cũng như kinh tế của Syria.

Theo hãng tin Forbes, sự can thiệp của Nga thực sự đã làm thay đổi “thế trận”. Không những giúp chính quyền Assad đứng vững, ông Putin còn củng cố sự hiện diện quân sự của Nga ở Syria trong ít nhất 49 năm.

Và cũng bằng cách đó, Tổng thống Nga làm suy giảm khả năng của Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự trong khu vực, đảm bảo ảnh hưởng của Moscow ở một trong những đất nước có tầm quan trọng nhất về chiến lược ở Trung Đông.

Các đối thủ lâu năm của ông Assad như Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng phải chấp nhận quan điểm của Moscow về nhà lãnh đạo Syria, và thậm chí Ảrập Xêút có thể đang chuyển đổi lập trường thiên về Moscow.

Quan trọng nhất với Vladimir Putin, ông có thể thể hiện sự hợp tác với phương Tây – dựa trên các điều kiện của mình.

Ông đã tạo ra nhận thức Nga là đối tác trung gian quyền lực lớn, và được quốc tế công nhận sáng kiến ngừng bắn mới nhất ở tây nam Syria. Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ giữ trách nhiệm đảm bảo ngừng bắn.

Các vùng xuống thang xung đột có khung bảo vệ yếu hơn so với những vùng mà phương Tây đang hậu thuẫn. Moscow triển khai cảnh sát quân sự tới giám sát ngừng bắn nhưng chưa rõ cách sắp xếp này sẽ được thực thi như thế nào

Không những không sa vào “bãi lầy” Syria như Tổng thống Obama từng dự đoán vào tháng 10/2015, nhà lãnh đạo Nga còn có thể thực hiện một chiến dịch tương đối ít tốn kém.

Giờ đây, ông đang trên đà rút êm khỏi cuộc xung đột và vẫn bảo đảm được sự hiện diện và ảnh hưởng của Nga. Putin còn gia tăng được lượng vũ khí xuất khẩu, bằng cách dùng Syria làm nơi thử nghiệm vũ khí. 

Và giờ, khi tình hình đang ổn định trở lại ở một số vùng then chốt của Syria, các công ty năng lượng của Nga bắt đầu để mắt đến các hoạt động tái thiết cơ sở hạ tầng năng lượng của quốc gia này.

Trước cuộc bầu cử Tổng thống Nga tháng 3/2018, Putin hẳn sẽ nóng lòng muốn thể hiện rằng ông đã đạt thành công còn phương Tây thất bại trong nỗ lực kiến tạo hòa bình, đem cuộc sống bình thường trở lại nhiều vùng miền Syria.

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.