Quân bài khiến Triều Tiên chiếm thế thượng phong trước Mỹ

Washington sẽ khó phản ứng nếu Bình Nhưỡng tấn công hạt nhân vì Triều Tiên giữ Seoul và một thành phố Mỹ trong tầm bắn.

Một tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.

Một tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.

Nhiều người nói rằng nếu Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, đó sẽ là một hành động tự tử. Nhưng theo cây bút Eric Talmadge của AP, Triều Tiên có thể leo thang đến một cuộc chiến tranh hạt nhân và vẫn tồn tại. Vụ thử tên lửa ngày 29/8 cho thấy họ có thể đang chuẩn bị để làm điều đó nếu bị dồn vào chân tường.

Triều Tiên chưa bao giờ nói rằng họ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để bất ngờ tấn công Mỹ hoặc các đồng minh. Tuy nhiên, giống như Washington, họ đã tuyên bố khá rõ ràng rằng nếu họ bị tấn công hoặc có lý do để tin rằng một cuộc tấn công sắp xảy ra, họ có quyền trả đũa hoặc thậm chí là tấn công phủ đầu.

"Giọt nước tràn ly đối với Triều Tiên" có thể là hoạt động bất thường của quân Mỹ tại Hàn Quốc hoặc căn cứ Mỹ tại Nhật hay các chuyến bay của oanh tạc cơ B-1B từ căn cứ ở đảo Guam.

Nếu ông Kim Jong-un cho rằng Triều Tiên sắp bị tấn công, Bình Nhưỡng có thể nhắm mục tiêu ngay vào căn cứ Mỹ ở Nhật Bản. Một động thái bạo lực hơn sẽ là tấn công một thành phố Nhật Bản như Tokyo. Tấn công hạt nhân sẽ gửi đi thông điệp mạnh nhất, nhưng vũ khí hóa học cũng là một lựa chọn.

Việc Triều Tiên có khả năng tấn công vào đất liền Mỹ bằng tên lửa hạt nhân là điểm mấu chốt để họ có thể tồn tại trong kịch bản này. Đó là lý do ông Kim đã gấp rút hoàn thiện và giới thiệu chúng với thế giới.

"Lý do họ phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) là để răn đe, khiến Mỹ không trả đũa hạt nhân, bởi vì nếu bạn có thể giữ một thành phố Mỹ trong tầm ngắn thì tính toán của Mỹ sẽ luôn thay đổi", Vipin Narang, giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận xét.

"Chúng ta có thực sự sẵn sàng mạo hiểm Los Angeles hay Chicago để trả đũa cho một cuộc tấn công vào căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực không?", ông đặt câu hỏi. "Chắc là không".

Theo Talmadge, Kim Jong-un có lý do chính đáng để lo sợ một cuộc tấn công từ Mỹ. Mỹ nhiều khả năng sẽ không đơn phương bắt đầu một cuộc chiến. Nhưng nếu trường hợp đó xảy ra, Triều Tiên sẽ đối mặt với một kẻ thù mạnh hơn và được trang bị tốt hơn. Một cuộc tấn công thành công của Mỹ có thể trong vài ngày hoặc thậm chí vài giờ tiêu diệt đội ngũ lãnh đạo của Triều Tiên hoặc ít nhất làm gián đoạn bộ máy chỉ huy của họ và phá huỷ một phần đáng kể sức mạnh chiến đấu.

Vì vậy, Triều Tiên có động lực mạnh mẽ để leo thang nhanh chóng, trước khi mất tất cả, Talmadge nhận xét.

Dưới thời ông Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, Triều Tiên dựa vào pháo binh thông thường ở phía bắc Khu phi quân sự để cầm chân Washington, cho rằng Mỹ sẽ không tiến hành bất cứ động thái nào có thể kích động Triều Tiên tấn công trả đũa vào thủ đô Seoul của Hàn Quốc vì hậu quả sẽ thảm khốc.

Kim Jong-un lo sợ "các cuộc tấn công chặt đầu rắn" (tấn công nhằm loại bỏ lãnh đạo cao nhất của địch), vì thế, ông ấy coi tên lửa và hạt nhân như một lớp bảo vệ, Talmadge đánh giá.

Chiến lược của ông Kim là vô hiệu hóa lựa chọn quân sự của Washington bằng cách giữ cả Seoul và một thành phố Mỹ làm con tin, trong khi xây dựng khả năng để chống lại đòn tấn công phủ đầu hoặc tấn công trả đũa của Mỹ. Để làm được điều đó, Triều Tiên đang phát triển một loạt tên lửa có thể được phóng từ mặt đất hoặc từ tàu ngầm, dễ dàng cất giấu và vận chuyển đến những địa điểm khó phát hiện.

Trong vài tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thề sẽ trút lửa giận và thịnh nộ lên Triều Tiên nếu họ tiếp tục đe dọa Mỹ.

Narang cho rằng Trump đang muốn răn đe Triều Tiên bằng cách khiến họ nghĩ rằng Mỹ có thể làm tất cả mọi thứ để kết thúc căng thẳng. Tuy nhiên, động thái này của ông không có hiệu quả nhiều. Bình Nhưỡng lại tiếp tục đe dọa Mỹ mà không nhận lại hậu quả lớn. Các thành viên nội các của Trump sau đó đã tìm cách xoa dịu tình hình.

"Khi Trump đưa ra những tuyên bố gay gắt, phụ tá trong chính quyền luôn tìm cách giảm nhẹ nó", ông nói.

Theo VNE

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.