Quân đội Venezuela không công nhận tổng thống lâm thời

Theo Nguyễn Tiến (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino tuyên bố quân đội nước này sẽ tiếp tục bảo vệ hiến pháp và chủ quyền quốc gia.

Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino Lopez (chính giữa)

Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino Lopez (chính giữa)

"Dù nỗi tuyệt vọng và sự tức giận đang bủa vây, những người lính của Tổ quốc không thể chấp nhận một tổng thống được dựng lên bởi các 'thế lực đen tối' hay một tổng thống tự xưng không theo pháp luật", Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino tuyên bố ngày 23/1, theo Reuters.

Bộ trưởng Padrino khẳng định quân đội Venezuela sẽ tiếp tục bảo vệ hiến pháp và chủ quyền của nước này. Tuyên bố của Padrino được đưa ra vài giờ sau khi Chủ tịch quốc hội Venezuela Juan Guaido tự nhận mình là tổng thống lâm thời. Quốc hội của Venezuela hiện do phe đối lập kiểm soát.

Mỹ và nhiều đồng minh như Pháp, Canada nhanh chóng công nhận Juan Guaido là tổng thống Venezuela. Trong khi đó Bolivia và Cuba ủng hộ mạnh mẽ với Tổng thống Nicolas Maduro.

Maduro cáo buộc phe đối lập nhờ Mỹ hỗ trợ để đảo chính, tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ và cho phái đoàn ngoại giao nước này 72 tiếng để rời khỏi Venezuela. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nước này chưa cân nhắc giải pháp cho khủng hoảng tại Venezuela nhưng không loại trừ khả năng sử dụng biện pháp quân sự.

Quan hệ giữa Mỹ và Venezuela trở nên căng thẳng từ khi Hugo Chavez trở thành tổng thống Venezuela năm 1999. Năm 2007, Tổng thống Chavez quốc hữu hóa hàng loạt công ty của Mỹ và châu Âu trong các lĩnh vực dầu khí, xi măng, sắt thép... Sau khi Tổng thống Chavez qua đời tháng 5/2013, Nicolas Maduro nhậm chức tổng thống Venezuela và cáo buộc Mỹ cố tình gây bất ổn cho quốc gia này nhằm chiếm nguồn dầu mỏ.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.