Quan hệ Trung-Mỹ: Phụ thuộc vào khả năng chấp nhận sự khác biệt!

(Baonghean.vn) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có buổi tiệc tối 11/11 và buổi họp báo chung ngày 12/11. Những nội dung trao đổi giữa hai nhân vật quyền lực lãnh đạo nền kinh tế thứ nhất và thứ hai thế giới trở thành tiêu điểm chú ý của dư luận. Giữa Mỹ và Trung luôn tồn tại những khoảng cách không thể rút ngắn bởi bên nào cũng cần phát huy ảnh hưởng của mình, điều đó đồng nghĩa với việc phải tìm cách hạn chế ảnh hưởng của phía bên kia. Vì vậy, tại các cuộc gặp này, liệu có bên nào “chịu xuống thang”?
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại buổi tiệc mừng APEC - Bắc Kinh ngày 10/11/2014. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại buổi tiệc mừng APEC - Bắc Kinh ngày 10/11/2014. Ảnh: Reuters
Dấu hiệu dễ nhận biết trong toàn bộ Hội nghị APEC 22 là nước chủ nhà Trung Quốc luôn tỏ rõ cho thế giới biết rằng mình đang ở thế “thượng phong”. Thái độ của Chủ tịch Tập Cận Bình có vẻ như luôn muốn nhắc nhở mọi người phải nhớ về sự kiện ngày 10/10 vừa rồi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố số liệu cho rằng Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) với Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc và Mỹ trong năm nay ước sẽ đạt lần lượt 17.632 tỷ USD và 17.416 tỷ USD. Nói ông Tập cố tỏ ra như vậy là vì không đơn giản thế giới chấp nhận Trung Quốc ở vị trí số 1, bởi Trung Quốc chưa phải là quốc gia có dân số giàu nhất hành tinh, khi mà thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc mới chỉ bằng ¼ của Mỹ, cùng với đó là chất lượng tăng trưởng, quy mô và chất lượng phát triển, tầm ảnh hưởng, chi phối các vấn đề toàn cầu, ô nhiễm môi trường… còn có những khoảng cách rất lớn nếu đem so sánh giữa Trung và Mỹ. Tuy nhiên, dẫu sao thì ông Tập cũng không bỏ qua những lợi thế trong đối thoại để đạt được những mục đích chính trị của mình.
Điểm đáng chú ý đầu tiên là việc ông Tập chọn cách đối thoại khẳng định bản sắc riêng. Không quanh co rào đón, không chối bỏ hay dấu đi những khác biệt, ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc đã và đang đi con đường đúng đắn của Xã hội Chủ nghĩa mang bản sắc riêng. Như vậy, điều đầu tiên là ông Tập đưa ông Obama vào thế phải chấp nhận sự khác biệt về thể chế chính trị. Và một khi đã chấp nhận sự khác biệt về thể chế chính trị, mọi đối thoại về vấn đề nhân quyền, dân chủ, chắc chắn mỗi bên đều có những nhận thức riêng và tiêu chí riêng. Ông Obama không thể áp đặt cái nhìn của “thế giới tự do” của người Mỹ đối với thể chế chính trị của Trung Quốc. Đây thực sự là cách ông Tập đã đưa ông Obama vào thế khó.
Từ điểm xuất phát này, ông Tập đề nghị hai bên thường xuyên trao đổi, gọi điện, nói chuyện thẳng thắn và gần gũi hơn nhằm thắt chặt quan hệ song phương. 
Về phía Mỹ, hình như ông Obama đến Trung Quốc lần này còn mang theo cả những canh cánh lo âu cho chặng đường hai năm còn lại trên cương vị ông chủ Nhà trắng khi mà cuộc bầu cử Quốc hội vừa rồi như là cuộc chơi riêng của Đảng Cộng hòa. Có phải vậy mà các phát ngôn của ông Obama lần này mang đậm hơi hướng thanh minh, tìm kiếm một sự “thông cảm” từ phía Trung Quốc.
Thứ nhất, trước cuộc họp các lãnh đạo kinh tế APEC, ông Obama cho biết nước Mỹ “rất hoan nghênh sự thịnh vượng, hòa bình và ổn định của Trung Quốc”.
Thứ hai, ông Obama khẳng định Mỹ không hề tìm cách kiềm tỏa Trung Quốc mà thậm chí còn xem Bắc Kinh là một đối tác tốt về nhiều mặt.
Thứ ba, trong cuộc họp báo chung, ông Obama chủ động “phân bua” rằng “Mỹ không hề liên quan gì trong việc thúc đẩy các cuộc biểu tình ở Hồng Kong”. Sở dĩ ông Obama nói như thế là bởi Trung Quốc vẫn cho rằng có lực lượng nước ngoài liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Điều đó cũng được ngầm nói đến trong phát biểu đáp lời khá cứng rắn của ông Tập Cận Bình: “vấn đề của Hồng Kông là công việc nội bộ của Trung Quốc và các quốc gia khác không nên can thiệp”.
Tại các cuộc gặp này, vị lãnh đạo nước chủ nhà APEC 22 nói nhiều đến sự khác biệt và cho rằng để quan hệ Trung – Mỹ phát triển tốt đẹp thì phải chấp nhận những khác biệt giữa Trung và Mỹ. Luận điểm mà ông Tập nhấn mạnh là hai nước phải hiểu nhau, tôn trọng nhau và sống hòa hợp bên cạnh khác biệt ấy. Nói là vậy, nhưng hình như bản thân ông Tập cũng không chấp nhận sự khác biệt từ phía Mỹ.
Sau các cuộc gặp này, giới phân tích cho rằng ông Obama đang nỗ lực để kéo Trung Quốc lại gần với Mỹ. Nguyên do thì đã quá rõ, để giải quyết tốt các điểm nóng như vấn đề Ukraina, vấn đề tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), vấn đề Syria, nhất là những khác biệt mang tính “đối đầu” với Nga, Mỹ rất cần lôi kéo Trung Quốc gần hơn về phía mình. Đó cũng là lý do mà ông Obama dự APEC 22 chủ yếu để thanh minh, tìm kiếm sự gần gũi hơn với phía Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu như Mỹ đang tích cực “cầu thân” với Trung Quốc, thì ông Tập Cận Bình lại tỏ ra không mấy quan tâm đến thiện chí đó. Và ông Tập Cận Bình luôn lảng tránh để điều mà Obama mong muốn không thể xảy ra. Điều này cũng không khó lý giải, bởi Trung Quốc cũng không lấy gì làm vui với quyết định xoay trục hướng sang Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Vì vậy, việc Trung Quốc cần làm là bằng mọi cách để ngăn chặn sức ảnh hưởng của Mỹ vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương. APEC lần này tổ chức tại Bắc Kinh là dịp tốt nhất để ông Tập Cận Bình nói lên điều ấy. Trong bài phát biểu “Giấc mơ châu Á – Thái Bình Dương” của ông Tập Cận Bình đã trương lên một thông điệp rất rõ ràng: Châu Á – Thái Bình Dương là của người châu Á – Thái Bình Dương. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ không có chỗ cho Mỹ hay bất cứ ai khác ngoài khu vực tham gia.
Vậy là đã rõ, những khác biệt vẫn chưa được chấp nhận, và quan hệ Mỹ - Trung vẫn còn gập ghềnh những chông gai. 
Chí Linh Sơn

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.