Quản lý thức ăn chăn nuôi - nhiều bất cập

(Baonghean) - Chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm 65 - 70% giá thành sản phẩm. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, thức ăn được xem là một “mắt xích” rất quan trọng, tuy nhiên, công tác quản lý nguồn thức ăn chăn nuôi hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Từ hơn 10 năm nay, gia đình anh Trần Công Sơn, xóm 13, xã Thanh Mỹ (Thanh Chương) nổi tiếng với trang trại chăn nuôi tổng hợp, trong đó chủ yếu là gà đồi, lợn đen, nhím, ba ba… Mỗi năm trang trại của anh xuất bán gần 2 tấn gà thịt, trên 3 vạn con gà con làm giống. Anh Sơn chia sẻ: Thường gia đình mua hàng tấn ngô, lúa, cá khô về đập bột bằng máy tự đầu tư, cho gà ăn kết hợp với thức ăn công nghiệp, cũng có những thời điểm nguồn thức ăn tự chế biến không đủ hoặc giá lên cao, anh tăng thêm nguồn thức ăn đậm đặc từ các nhà máy. “Ngoài con giống tốt, sạch bệnh, thì thức ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì thế chúng tôi chỉ mua từ các nhà máy có uy tín… Sử dụng thức ăn tự chế là chủ yếu, nhưng trong thời gian đầu cũng phải cho gà ăn thêm thức ăn công nghiệp để gà phát triển, cứng cáp. Tuy nhiên, trước khi bán 1 tháng, tuyệt đối không có ăn thức ăn công nghiệp. Vẫn biết như thế gà phải nuôi lâu hơn nhưng đó là điều cần thiết để đảm bảo uy tín cho thương hiệu gà đồi Thanh Chương” - anh Sơn chia sẻ.
Trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh Võ Ngọc Minh ở xóm 1, xã Hưng Tân (Hưng Nguyên) có khuôn viên rộng trên 2 mẫu, thường xuyên có 15 - 20 con lợn, 1.500 - 2.000 con vịt, cùng đàn bò và ao cá mỗi năm cho thu hoạch từ 6 - 7 tấn cá. Anh Minh cho biết: Mỗi năm, trang trại cho thu nhập gần 1 tỷ đồng, trong đó, ngoài tiền mua giống và thuốc thú y, có một phần chi phí không nhỏ cho thức ăn. “Tiền thức ăn cho cá không mất nhờ sử dụng chất thải từ các loại vật nuôi khác, nhưng đối với lợn, gà, vịt, ngoài phần thức ăn tự túc được như ngô, khoai, lúa, tôi phải mua thêm cả thức ăn công nghiệp, nhất là trong mấy tháng nuôi đầu tiên để vỗ cho chúng lớn. Giá thức ăn không rẻ, những lúc nuôi nhiều lên đến hàng triệu đồng mỗi ngày nên không thể chủ quan mua sản phẩm trôi nổi được, mà phải chọn các nhãn hiệu uy tín như Con heo vàng, CP…” - anh Minh cho biết.
Trang trại chăn nuôi lợn ở xã Kim Liên (Nam Đàn).
Trang trại chăn nuôi lợn ở xã Kim Liên (Nam Đàn).
Trên địa bàn xã Hưng Tân hiện có 140 trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp, trong đó có trên 10 hộ đầu tư xây dựng khá quy mô. Theo ông Nguyễn Hữu Thống, Phó Chủ tịch UBND xã, trên địa bàn xã hiện có vài gia đình đứng ra mở đại lý bán các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, trong đó có bán thức ăn công nghiệp. Ngoài ra, một số trang trại sau khi dùng thử một loại sản phẩm thức ăn nào đó, thấy có hiệu quả, đã “nhân tiện” lấy về cung ứng cho người dân quanh vùng có nhu cầu. Hàng năm, huyện có tổ chức đoàn kiểm tra về chất lượng và việc đáp ứng các quy định trong kinh doanh thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên hầu như chỉ mới nhắc nhở khắc phục một số vấn đề chứ chưa đến mức phải xử lý. 
Huyện Hưng Nguyên có tổng đàn lợn trên 22 nghìn con, trên 100 nghìn con trâu, bò và gần 300 nghìn con gia cầm.
Bà Bá Thị Dung, Phó phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Trên địa bàn, ngoài nguồn thức ăn từ sản xuất nông nghiệp như khoai, lúa, ngô, hầu hết các hộ chăn nuôi đều có sử dụng thức ăn công nghiệp, đặc biệt ở các trang trại và gia trại nuôi tập trung. Hàng năm, huyện thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra các điều kiện kinh doanh phục vụ chăn nuôi, trong đó có thức ăn. Ngoài ra, khi có phản ánh của người dân, sẽ có kiểm tra đột xuất. Tuy nhiên, hầu như qua kiểm tra chỉ mới nhắc nhở, yêu cầu khắc phục chứ chưa thu hồi và xử lý trường hợp nào dù đã có quy định. Các vi phạm về thức ăn chăn nuôi chủ yếu là không đáp ứng các điều kiện kinh doanh, không có khu cách biệt, còn để lẫn thức ăn chăn nuôi với các loại thuốc thú y, thậm chí thuốc bảo vệ thực vật.
Với hơn 1,7 triệu con gia cầm, trên 1 triệu con lợn và gần 800 nghìn con trâu, bò, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh rất lớn. Ông Lưu Công Hòa, Trưởng phòng Chăn nuôi - Sở NN&PTNT, cho biết: “Hiện nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn còn phụ thuộc vào hai nguồn chính là nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước và một số buộc phải nhập từ nước ngoài như một số nguyên tố vi lượng bổ sung, thậm chí mốt số nguyên liệu như bột cá, ngô, đậu nành vẫn đang phải nhập do giá cả, chất lượng sản phẩm trong nước chưa đáp ứng”. 
Trong những năm qua, công tác quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi đã được quan tâm. Tuy nhiên, trong vấn đề này vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập. Thực tế, việc tổ chức sản xuất các yếu tố không có lợi như chất kích thích tăng trưởng, chất cấm vẫn còn, đặc biệt là sử dụng kháng sinh phối trộn trong thức ăn. Đây là việc làm được cho phép, trong quá trình sản xuất thức ăn có pha trộn một tỷ lệ kháng sinh nhất định, giúp vật nuôi khi sử dụng sẽ chống được một số bệnh, vi khuẩn có hại, tuy nhiên nếu sử dụng nhiều hơn hàm lượng quy định, sẽ tồn dư lại trong thực phẩm, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Thế nhưng vì lợi nhuận và thị hiếu, người chăn nuôi thích sử dụng những sản phẩm này vì giúp vật nuôi ít bị bệnh hơn, nên các nhà sản xuất vẫn bất chấp quy định.
Cùng với đó là tình trạng sử dụng chất cấm, chất tăng trọng, giúp vật nuôi hấp thu thức ăn tốt, tích nước nhanh hoặc chỉ ăn rồi ngủ, tăng trọng nhanh nhưng lại gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Ở một số địa phương, tình trạng này đã được phát hiện. Tại Nghệ An, qua các đợt kiểm tra, cũng đã phát hiện một số lô thức ăn chăn nuôi có hàm lượng chất cấm, tuy nhiên đang nằm trong hạn mức cho phép. Vi phạm được phát hiện nhiều nhất là thức ăn bán ra thị trường không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật đã công bố. 
Trong quản lý thức ăn chăn nuôi có 3 “nút thắt” cần tháo gỡ, đó là muốn giảm giá thành chăn nuôi thì trước hết phải giảm được giá thành thức ăn; giảm được tình trạng sử dụng chất kích thích, chất cấm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; đảm bảo được hàm lượng các chất dinh dưỡng theo tiêu chuẩn công bố và tiêu chuẩn kỹ thuật. Thực tế, ngoài một số nhà máy tổ chức sản xuất, dịch vụ không qua nhiều khâu trung gian mà cung ứng thẳng cho các đại lý, hầu hết các nhà máy cung ứng thức ăn qua hệ thống các đại lý cấp 1, cấp 2, làm đội giá thành sản phẩm.
Để có thể quản lý tốt thức ăn chăn nuôi, điều đầu tiên các cơ quan chức năng chú trọng là tổ chức tốt việc kiểm tra điều kiện sản xuất của các cơ sở sản xuất và kinh doanh, các điều kiện bảo quản, điều kiện cung ứng của các tổng kho, các đại lý cấp 1 cũng như điều kiện bảo quản của các cửa hàng buôn bán thức ăn chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn. Từ đó, tăng cường đảm bảo thức ăn được vận chuyển, bảo quản và cung ứng đến người chăn nuôi đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường lấy mẫu phân tích, kiểm tra chất lượng thức ăn, gồm các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật theo công bố hàm lượng tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn ISO và công bố của đơn vị sản xuất, đồng thời xác định hàm lượng chất cấm và hàm lượng ure. Từ đó khuyến cáo người tiêu dùng nên mua những loại thức ăn đảm bảo chất lượng, sử dụng đúng cách, tránh trường hợp mua và sử dụng thức ăn kém chất lượng, làm giảm năng suất trong chăn nuôi. 
Hàng năm, ngoài hai đợt kiểm tra định kỳ, các cơ quan chức năng còn có các đợt kiểm tra đột xuất mỗi khi có phản ánh của người dân hoặc thông tin từ lực lượng công an. Tuy nhiên, ngoài việc kiểm tra các cơ sở sản xuất và các tổng kho do cấp tỉnh  (được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí) được thưc hiện tốt, thì tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đại lý cấp 2, cửa hàng buôn bán nhỏ, giao cho cấp huyện quản lý vẫn còn nhiều bất cập. Trừ một số địa phương quan tâm đến vấn đề này như Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương…, nhiều huyện còn buông lỏng, chưa có kế hoạch triển khai công tác quản lý về thức ăn chăn nuôi, chưa thành lập các đoàn kiểm tra, phân loại các cơ sở kinh doanh để từ đó có biện pháp chấn chỉnh, hoặc nếu có cũng chưa xử lý đúng quy định. “Trong khi đó, để tăng cường đảm bảo thức ăn chăn nuôi được quản lý tốt, phải tổ chức kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên, hiện nay công tác này còn rất hạn chế. Tuy tỉnh đã quan tâm cấp kinh phí cho hoạt động này, nhưng để phân tích mẫu cần nguồn kinh phí rất lớn, vì thế tuy hiện nay công tác này vẫn được duy trì nhưng không đảm bảo tỷ lệ yêu cầu. Chúng tôi chỉ có thể khẳng định trên những mẫu được phân tích chưa phát hiện có vi phạm. Nguy hiểm hơn, là ở những loại thức ăn trôi nổi trên thị trường hiện chưa thể kiểm soát nổi” - ông Lưu Công Hòa, Trưởng phòng Chăn nuôi - Sở NN&PTNT, cho biết thêm.
Phú Hương

tin mới

Tôm nuôi

Bước đầu xác định nguyên nhân tôm chết bất thường ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Các mẫu bệnh phẩm tại vùng tôm chết huyện Quỳnh Lưu chỉ có 1 mẫu cho kết quả dương tính với bệnh vi bào tử trùng EHP, ngoài ra đều âm tính với các dịch bệnh thường gặp. Do đó, nguyên nhân tôm chết có thể đến từ các bất cập trong quá trình nuôi tôm của các hộ dân nơi đây.

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

(Baonghean.vn) - Đại diện phía Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong mọi trường hợp, từ Luật Các tổ chức tín dụng cho đến Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đều quy định mức độ ưu tiên, bảo đảm an toàn, khả năng chi trả và quyền lợi của người dân ở mức độ cao nhất.

Các hộ dân ký nhận tiền hỗ trợ

Chi trả hỗ trợ bổ sung cho 5 hộ dân Diễn Châu bị ảnh hưởng khi thi công cao tốc Bắc - Nam

(Baonghean.vn) - Chiều 3/5, tại xã Diễn Phú, UBND huyện Diễn Châu phối hợp với doanh nghiệp đầu tư dự án là Công ty TNHH Phúc Thành Hưng tổ chức chi trả bổ sung cho 5 hộ dân xóm 2, xã Diễn Phú bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.