"Cha đẻ" của súng AK-47 Kalashnikov qua đời

Ngày 23/12, báo chí Nga đồng loạt đưa tin nhà thiết kế huyền thoại và là “cha đẻ” của súng tiểu liên nổi tiếng AK-47, ông Mikhail Timofeevich Kalashnikov đã qua đời ở tuổi 95 sau thời gian dài bệnh nặng. Trước đó, ông đã phải nhập viện do chẩn đoán chảy máu dạ dày vào ngày 17/11. 
Kalashnikov với khẩu súng trường huyền thoại. Ảnh: AFP
Kalashnikov với khẩu súng trường huyền thoại. Ảnh: AFP
Ngay sau khi biết tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Dmitry Medvedev, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cùng nhiều nhà lãnh đạo Nga đã bày tỏ sự tiếc thương và gửi lời chia buồn tới gia quyến ông Kalashnikov. 
Thủ tướng Medvedev coi sự ra đi của nhà thiết kế vũ khí huyền thoại này là “sự mất mát to lớn đối với toàn nước Nga”, đồng thời đánh giá cao cuộc đời và sự nghiệp mà Kakashnikov đã cống hiến phục vụ Tổ quốc, củng cố cho an ninh đất nước. 
Còn Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu tôn vinh Kalashnikov là “một công dân, một người yêu nước nổi bật và là một biểu tượng của nước Nga”. 
Ông Mikhail Timofeevich Kalashnikov sinh ngày 10/11/1919 tại làng Kurya, Vùng Altay. Ông là tác giả của dòng súng bộ binh tự động với gần 150 mẫu được đánh giá là “vô song” trong nửa thế kỷ qua và có trong trang bị của hơn 100 nước trên thế giới. 
Riêng mẫu tiểu liên nổi tiếng AK-47 (súng tự động Kalashnikov) được ông chế tạo vào năm 1947, đưa vào trang bị cho quân đội Liên Xô hai năm sau đó, được vũ trang cho quân đội 55 quốc gia. 
AK-47 cũng được sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là loại vũ khí phổ biến nhất thế giới, nằm trong danh mục các sáng chế nổi bật của thế kỷ XX. 
Với những cống hiến xuất sắc, Mikhail Kalashnikov đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Nga và hai lần được phong danh hiệu Anh hùng Lao động XHCN Liên Xô. 
Tên của ông cũng được đặt cho tập đoàn vũ khí Kalashnikov, được hợp nhất từ 2 tập đoàn Izmash và IMZ của Nga.
Theo TTXVN

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.