Người phụ nữ quyền lực nhất thế giới

(Baonghean) - Mới đây, tạp chí Forbes vừa công bố danh sách "100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới". Đứng đầu danh sách này là Thủ tướng Đức Angela Merkel. Với việc tiếp tục đứng ở vị trí số một, bà Merkel đã chính thức trở thành người phụ nữ quyền lực nhất thế giới 5 lần liên tiếp.

Danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới do tạp chí Forbes tổ chức bình chọn được thành lập từ năm 2004. Hàng năm, cứ vào khoảng giữa năm, tạp chí Forbes sẽ công bố danh sách sau khi quá trình bình chọn được diễn ra. Tiêu chí bình chọn của danh sách này bao gồm những người phụ nữ trong các lĩnh vực như doanh nhân, ngôi sao trong lĩnh vực giải trí, các nhà từ thiện, thành viên chủ chốt của những tổ chức liên chính phủ, nguyên thủ quốc gia cũng như doanh nhân. Bên cạnh đó, những nhân vật này  còn kiểm soát một nghìn tỷ doanh thu thường niên và có ảnh hưởng lớn tới tài chính và các sự kiện quốc tế. 
Thủ tướng Đức Angela Merkel. 	Ảnh Internet
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh Internet
Nói đến bà Angela Merkel, bà Angela Dorothea Merkel sinh ngày ngày 17 tháng 7 năm 1954.  Năng lực và tố chất lãnh đạo của bà đã được bộc lộ từ nhỏ, bà trở thành uỷ viên quận đoàn và bí thư chuyên trách dân vận và tuyên truyền tại Viện Hàn lâm Khoa học khi chỉ mới ở tuổi đôi mươi. Năm 1989, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Merkel tham gia phong trào dân chủ, gia nhập Đảng Demokratischer Aufbruch mới thành lập. Sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Đông Đức, bà trở thành phụ tá phát ngôn của chính quyền lâm thời tiền thống nhất dưới quyền lãnh đạo của Lothar de Maizeiere. Trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào tháng 12 năm 1990, sau khi đất nước thống nhất, Merkel đắc cử vào Quốc hội.
Không lâu sau đó, Đảng của bà sáp nhập với đảng CDU của Tây Đức và Merkel trở thành Bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên trong nội các của thủ tướng Helmut Kohl. Năm 1994, Merkel được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Môi trường và An toàn Lò Phản ứng Hạt nhân, vị trí này giúp bà trở thành nhân vật được nhiều người biết đến và cung cấp một diễn đàn giúp bà xây dựng sự nghiệp chính trị. Năm 2005, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm vai trò Thủ tướng Đức, cũng là công dân đầu tiên của Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức) vươn đến vị trí lãnh đạo nước Đức thống nhất, và là phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Đức kể từ khi xứ sở này trở thành một quốc gia hiện đại năm 1871.
Tính đến năm 2006, bà cũng là thủ tướng trẻ tuổi nhất kể từ sau Đệ nhị Thế chiến. Dường như không phải bàn luận nhiều về những ảnh hưởng của bà khi bà đang quản lý nền kinh tế lớn thứ tư thế giới và lớn nhất châu Âu. "Số phận của khu vực đồng euro được đặt lên vai bà. Với cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp và một nền kinh tế liên kết, những gì bà đang làm ở châu Âu có ảnh hưởng đến tất cả chúng ta", Moira Forbes, Phó Giám đốc điều hành Forbes Media chia sẻ. 
Đứng thứ 2 sau bà Merkel là ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Mỹ Hillary Clinton, nhiều chuyên gia đánh giá bà Clinton có thể giành vị trí số 1 của bà Merkel nếu được bầu làm Tổng thống Mỹ năm 2016. Trong danh sách còn lại, cũng có những cái tên đáng chú ý như bà Melinda Gates, đồng Chủ tịch Quỹ Bill và Melinda Gates cùng với chồng bà là tỉ phú Bill Gates, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen, Giám đốc điều hành (CEO) General Motors Mary Barra, Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) Christine Lagarde, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, CEO Facebook Sheryl Sandberg, CEO Youtube Susan Wojcicki và Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama. 
Nhật Minh
(Theo Forbes)

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.