Bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba: Hai bên đều cần nhau!

(Baonghean) - Ngày 20/7, Cuba chính thức mở đại sứ quán tại Mỹ. Nhân sự kiện này, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với PGS.TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Chiến lược Bộ công An.

Phóng viên: Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu, Thiếu tướng có thể khái quát về quá trình đối đầu giữa Mỹ và Cuba?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Mỹ có diện tích 9,4 triệu km2, còn Cuba 110.000 km2, Mỹ gấp 85 lần Cuba về diện tích. Về dân số Mỹ 320 triệu dân, Cuba có 12 triệu dân, về dân số Mỹ gấp Cuba 27 lần. Về quy mô kinh tế, GDP của Mỹ gấp 230 lần GDP Cuba. 
 Quốc kỳ Cuba chuẩn bị được treo tại lối vào Bộ Ngoại giao Mỹ.
Quốc kỳ Cuba chuẩn bị được treo tại lối vào Bộ Ngoại giao Mỹ.
Cách mạng Cuba thành công tháng 1/1959, năm 1960 Mỹ trừng phạt Cuba, 1961 lực lượng Cuba lưu vong được Mỹ hậu thuẫn đổ bộ Vịnh Con Lợn bị Cuba đập tan. Sau đó Mỹ cắt toàn bộ quan hệ với Cuba. Từ 1962 Mỹ cấm vận hoàn toàn với Cuba. Từ 1962 đến ngày 19/7/2015, qua 53 năm, đã có 10 đời Tổng thống Mỹ thay phiên nhau bao vây cấm vận trừng phạt Cuba. Không chỉ về kinh tế, mà CIA còn tổ chức hàng chục lần ám sát Chủ tịch Fidel Castro nhưng không thành công. CIA đào tạo, hỗ trợ tài chính cho các tổ chức Cuba lưu vong nhưng cũng không thành công. Có thể gọi là 53 năm hai quốc gia sống trong thù địch Cuba thiệt hại 1000 tỷ USD. 
Tuy vậy, cũng có 3 lần có tín hiệu tích cực. Lần 1 vào năm 1874 khi ông Gerald Ford khi mới nhậm chức, ông đã có ý định khởi động đàm phán bí mật với Cuba nhưng không thành công. Lần 2 Tổng thống Jimmy Caster, năm 1977 thiết lập văn phòng đại diện quyền lợi tại Woasinh ton và Lahabana nhằm tiến tới bình thường hóa quan hệ nhưng không thành công. Lần thứ 3 là Tổng thống Bill Clinton, khi ấy ông ta có đủ quyền phủ quyết Luật Hembosston, sau đó việc này không thành, Bill Clinton vẫn phải ký Đạo luật 1996 tiếp tục siết chặt cấm vận với Cuba. 
Từ 1962 đến 2015, theo số liệu chính thức mà Raul nêu ra trong cuộc gặp với ông Obama Cuba thiệt hại 164 tỷ Euro. Theo số liệu khác thì Cuba thiệt hại khoảng  1000 tỷ USD. Điều đáng nói là trong 53 năm qua Cuba không tham gia bất cứ một tổ chức hay một thể chế tài chính nào. Muốn tham gia phải có sự đồng ý của Mỹ. Nền kinh tế Cuba sau khi Liên xô và Đông Âu sụp đổ cực kỳ khó khăn.  May gần đây Cuba được Venezuela tài trợ. Từ 2014 đến nay Venezuela khó khăn nên nguồn này cũng đến giới hạn nhỏ nhất. Bản thân Venezuena cũng đứng trước giới hạn sụp đổ. 
Cuba cực kỳ khó khăn, thiếu vốn trầm trọng, một lãnh đạo phụ trách kinh tế Cuba từng nói hàng năm Cuba cần ít nhất 1.8 đến 2.3 tỷ euro để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bình thường. 
Trước tình cảnh như vậy, Nga và Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ nhưng họ không giải quyết được những vấn đề cơ bản. Điều đó đòi hỏi Cuba phải tính lại quan hệ quốc tế, trước hết là với Mỹ. Đây là điều kiện để Mỹ và Cuba gặp nhau.
Phóng viên: Thưa Thiếu tướng, ông có thể cho biết quá trình khôi phục quan hệ giữa Mỹ và Cuba trong thời gian qua?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Giữa Mỹ và Cuba đã diễn ra quá trình bình thường hóa rất ngoạn mục, bởi họ đều cần đến nhau. Tháng 12/2013, sau 53 năm, lần đầu tiên Chủ tịch Raul Castro bắt tay Tổng thống Obama. Ngày 7/12/2014 Tổng thống Obama gọi điện cho Chủ tịch Raul Castro và hai bên thỏa thuận tiến tới bình thường hóa quan hệ, lịch sử quan hệ Cuba - Mỹ phải lấy thời điểm này là mốc son đánh dấu quá trình bước ngoặt. Từ đây, Cuba không còn đối đầu trực diện với Mỹ. 
Ngày 21/1/2015, Chủ tịch Raul có cuôc hội đàm hơn 1 tiếng đồng hồ với Tổng thống Obama. Ngày 1/4/2015 Chủ tịch Raul Castro và Tổng thống Obama có cuộc hội kín. Ngày 29/5/2015, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố. Ngày 1/7 vừa qua, Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul quyết địch thiết lập đại sứ quán ở 2 nước. 
Ngày hôm qua, 20/7, Đại sứ quán Cuba chính thức mở tại Mỹ. Đại sứ quán Mỹ phải lùi lại đến khoảng ngày 20 - 25/8, dự kiến nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry. 
Về phía Mỹ, muốn lập đại sứ quán và kinh phí cho đại sứ hoạt động, phải được Thượng viện và Hạ viện thông qua. Tổng thống Obama còn 1 tháng nữa để thuyết phục. 
Phóng viên: Theo Thiếu tướng, tại sao cả Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul đều rất quyết tâm đẩy nhanh tiến trình thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Cuba như thời gian qua?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Với Tổng thống Obama, theo tôi có 4 nguyên nhân. Một là, ngay ngày 7/1/2014 Tổng thống Obama nói rằng hơn nửa thế kỷ cấm vận mà không có kết quả thì phương pháp này lỗi thời. Phải thay đổi phương pháp khác. Thứ hai, từ sự khủng hoảng tại Ukraine, Tổng thống Obama đi trước một bước, tránh Cuba ngã hẳn vào Nga. Không loại trừ khả năng Cuba ngã vào Nga, có quan hệ chặt chẽ với Nga. Việc bình thường hóa có thể xem là việc làm cần thiết để tránh Cuba ngã vào vòng tay Nga, Trung Quốc. Nếu điều này xảy ra thì cực kỳ nguy hiểm. Giờ thì ít ra là Cuba không ngã hẳn.
Nguyên nhân thứ 3, bình thường hóa quan hệ với Cuba sẽ khôi phục ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực châu Mỹ - La tinh. Hầu như năm nào nghị quyết Đại hội đồng cũng đề nghị Mỹ bỏ cấm vận, điều này làm ảnh hưởng uy tín của Mỹ. Cuối cùng, Obama muốn để lại dấu ấn lịch sử. Qua 7 năm cầm quyền, Obama có nhiều thành công về kinh tế, kéo nước Mỹ thoát khỏi vũng lầy khủng hoảng năm 2008. Tuy nhiên, về đối ngoại Obama không có thành tựu gì đáng kể, thậm chí hình ảnh Mỹ những năm gần đây bị suy giảm đáng kể. Khủng hoảng tại Ukraine, cuộc chiến chống IS, khủng hoảng Syria,  vấn đề ổn định ở Iraq... đều là những việc không thành công của chính quyền Obama. Do đó, bình thường hóa với Cuba, đạt được Thỏa thuận P5+1 về giải quyết vấn đề hạt nhân với Iran là dấu ấn Obama muốn để lại. 
Về phía Raul Castro, phải nhìn sâu vào nền kinh tế Cuba để thấy họ đang cực kỳ khó khăn. Cuba không sản xuất đủ nhu cầu trong nước, chưa nói đến xuất khẩu. Đến giờ phút này danh sách các mặt hàng Cuba cần nhập khẩu kéo dài 27 trang, trong khi đó các mặt hàng xuất khẩu chỉ 6 trang. Đây là vấn đề cực kỳ khó khăn. Nếu kinh tế không giải quyết được sẽ nảy sinh ra vấn đề chính trị. Bài học mà Venezuela đang gặp là điều Cuba phải rút kinh nghiệm. Vì vậy, bình thường hóa quan hệ với Mỹ có thể xem là lối thoát mang tính tất yếu của Chủ tịch Raul và Cuba. 
Như vậy là, Mỹ và Cuba, cũng như Obama và Raul, cả hai bên đều cần gặp nhau và họ đã gặp được nhau!
Phóng viên: Thiếu tướng có thể đánh giá về những khó khăn phía trước của việc con đường thực hiện bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Trước hết, nói về khó khăn cần nói về phía Mỹ. Hiện tại cả hai viện của Quốc hội Mỹ đều không muốn bình thường hóa với Cuba. 53 năm trong trạng thái thù địch, điều này không dễ dàng bỏ được trong giới tinh hoa của Hoa Kỳ. Vì vậy, cản trở đầu tiên đến từ chính nội bộ nước Mỹ, nhất là thượng viện và hạ viện do Đảng Cộng hòa chi phối. Ngay việc từ bỏ cấm vận cũng phải được 2 viện thông qua. Vì thế trong thời gian còn lại, Obama phải bằng mọi cách thuyết phục hai viện này.
Về phía Cuba, lực lượng lão thành cách mạng tham gia với Fidel Castro từ năm 1959 đến nay, họ rất thận trọng trong quan hệ với Mỹ. Họ cho rằng mở rộng quan hệ với Mỹ có thể đe dọa đến nguy cơ mất độc lập chủ quyền, mất chế độ chủ nghĩa xã hội... Ngay trong người dân Cuba cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Lớp trẻ và thương gia rất muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ. 
Vì vậy, Chủ tịch Raul coi như phải “đánh đu giữa hai làn đạn”. Đi nhanh quá sẽ mất lòng lớp già, đi chậm thì mất lòng lớp trẻ. Vì thế Chủ tịch Raul đã chủ động khẳng định không thay đổi chế độ chính trị để lớp lão thành yên tâm.
Cùng với đó, Cuba cũng đưa ra không ít những yêu sách với Mỹ như: yêu cầu bỏ đài RFA chuyên bài xích Cuba; yêu cầu trả lại căn cứ Oantanamo; yêu cầu Mỹ phải đối xử bình đẳng khi bình thường hóa... Tuy nhiên, những yêu sách này không dễ được chấp nhận. Những cản trở đối với lộ trình bình thường hóa quan hệ còn gặp không ít những khó khăn.
Tuy nhiên, dù khó khăn nhưng xu hướng bình thường hóa quan hệ sẽ là tất yếu. Thậm chí, giữa hai nước này có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong các cuộc thăm dò gần đây, có đến 50% tỷ lệ người Cuba được hỏi cho rằng Mỹ là bạn, chỉ 10% cho rằng Mỹ là kỷ thù; có 97% người Cuba ủng hộ bình thường hóa quan hệ với Mỹ, 80% người Cuba có đánh giá tốt về Obama. Như vậy là đa số người Cuba đã lựa chọn con đường bình thường hóa. Khi đa số người dân ủng hộ, thì lực lượng bảo thủ còn lại không thể cản trở được. Bình thường hóa, đó là khát vọng của người dân và khát vọng đó mang lại lợi ích cho Cuba.
Phóng viên: Xin cảm ơn Thiếu tướng!
Chí Linh Sơn (Thực hiện)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.