Làn sóng tị nạn và những được - mất cho châu Âu

(Baonghean) - Trong thời gian qua, khủng hoảng nhập cư dường như đang trở thành cơn "ác mộng" với nhiều quốc gia ở châu Âu. Tất nhiên, cộng đồng châu Âu vẫn chưa thống nhất được một giải pháp cuối cùng cho cơn khủng hoảng này, nhưng điều đáng nói là vấn đề còn đến từ bản thân cộng đồng dân tị nạn.

Trong khi báo Anh đưa tin về việc khoảng 4.000 chiến binh IS đã thâm nhập vào các nước châu Âu dưới vỏ bọc của người tị nạn thì tại Tây Ban Nha vào ngày 6/9 vừa qua, cảnh sát cũng đã bắt giữ một nữ sinh 19 tuổi bị tình nghi chiêu mộ binh sĩ cho Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Không thể phủ nhận nguy cơ đe doạ an ninh phi truyền thống là một trong những nguyên nhân khiến nhiều quốc gia phương Tây e ngại trước làn sóng người tị nạn đến từ những khu vực an ninh bất ổn. Với thực tế hầu hết nạn dân đều đến châu Âu thông qua con đường bất hợp pháp và sự quá tải tại các trung tâm tiếp nhận ban đầu, kiểm soát người nhập cư vào châu Âu được đặt ra như một bài toán khó và là kẽ hở cho những phần tử xấu. 
Người dân Đức nồng nhiệt tiếp đón dân tị nạn.
Người dân Đức nồng nhiệt tiếp đón dân tị nạn.
Một lý do khác giải thích cho sự chần chừ của giới chức châu Âu là làm thế nào để tìm ra một “khoảng trống” trong nền kinh tế - xã hội của mình dành cho những vị khách “bất đắc dĩ”. Tình hình kinh tế châu Âu trong thời gian gần đây không mấy khả quan khi mà mối quan hệ với Nga chưa có dấu hiệu cải thiện. Nông nghiệp đang là ngành kinh tế chịu ảnh hưởng rõ nét nhất khi giá nông sản trượt dài, không đủ để bù chi phí sản xuất. Khoảng 5.000 nông dân châu Âu đến từ nhiều quốc gia thậm chí còn biểu tình tại thủ đô Brussels khi các Bộ trưởng Nông nghiệp châu Âu có cuộc họp tại đây vào ngày 7/9 vừa qua. Câu hỏi đặt ra là: người tị nạn sẽ đóng vai trò gì trong nền kinh tế châu Âu? Liệu đây có phải là nguồn lao động mới cho các quốc gia có dân số già hay trái lại, sẽ chất thêm gánh nặng cho các chế độ an sinh xã hội? 
Đó là những bài toán đang làm đau đầu giới chức châu Âu, còn với người dân bản địa, có một sự thật là không phải ai cũng hào hứng với những vị khách “không mời mà tới” này. Trên thực tế, không phải chờ đến khi xảy ra khủng hoảng nhập cư thì châu Âu mới là điểm đến lý tưởng của cộng đồng lưu vong. Tại nhiều thành phố ở các quốc gia châu Âu, chính quyền thậm chí còn phải khoanh vùng các khu vực “cắm trại” cho người di cư và điều đáng buồn là những khu vực này không khác gì “lỗ đen” đối với dân bản xứ. Khác biệt về văn hoá, lối sống là tường rào lớn nhất ngăn cản người bản xứ tiếp nhận dân nhập cư, nhất là khi một bộ phận không nhỏ dân nhập cư thường vô trách nhiệm với các vấn đề như vệ sinh môi trường, trật tự xã hội và ít nhiều góp phần vào các tệ nạn xã hội. 
Như vậy, bên cạnh việc chỉ trích thái độ của các quốc gia châu Âu đối với cuộc khủng hoảng nhập cư, không thể không nhìn nhận vấn đề từ góc độ của họ và ít nhiều thông cảm. Bên cạnh đó, một số quốc gia đã tỏ ra tích cực hơn rất nhiều trong việc gánh vác trách nhiệm đối với khủng hoảng nhập cư, đơn cử như Đức. Trước tình hình làn sóng nhập cư vào Đức ngày một tăng, Quốc hội Đức hồi đầu tháng 9 đã dự chi 10 tỷ euro từ nay đến cuối năm để đảm bảo cuộc sống cho người tị nạn tại quốc gia này. Ngày 9/9, Thủ tướng Angela Merkel tiếp tục hối thúc châu Âu nhất trí đưa ra hạn ngạch phân bố người tị nạn không giới hạn về số lượng. Phát biểu trước Quốc hội, bà Merkel nhấn mạnh: “Chúng ta không thể tuyên bố sẽ chia sẻ con số cụ thể người tị nạn mà cần nghĩ về phương cách sẽ làm như thế nào với những người tị nạn tới đây. Chúng ta không thể chỉ ấn định một mức trần và tuyên bố không quan tâm tới những gì vượt quá con số đó”. 
Đặc biệt hơn nữa, tại Đức, những người tị nạn còn nhận được giúp đỡ nồng nhiệt từ các tổ chức tình nguyện của cư dân địa phương. Nước uống, thực phẩm, quần áo, và nhiều mặt hàng thiết yếu khác đang được nhiều tổ chức tình nguyện tại thủ đô Berlin phân phát cho những người di cư vừa chỉ mới chân ướt chân ráo tới Đức. Lúc đầu, chỉ có một số ít những người tình nguyện có mặt ở đây để phân phát nước uống cho những người mới đến và chăm sóc những người đau ốm hoặc bị thương trên đường đi. Nhưng sau một thời gian, nhóm người này đã phát triển lên thành những đội tình nguyện có tổ chức luôn thường trực có mặt ở những điểm nóng để giúp đỡ người di cư. Chỉ sau một vài tuần hoạt động, nhóm tình nguyện đã đạt đến quy mô hơn 1.000 người mỗi ngày. 
Sự nhiệt tình và lòng tốt bụng của những nhóm tình nguyện đã mang lại nhiều tác động tích cực. Giờ không chỉ có các tình nguyện viên mà chính quyền cũng đã tham gia vào hoạt động cứu trợ. Các nhân viên y tế được đưa đến khám chữa bệnh, các vòi nước công cộng được lập ra, và cũng có không ít những nghệ sỹ đã đổ về đây để mang lại không khí thoải mái cho những người tị nạn. Bên cạnh đó, một số biện pháp cụ thể cũng được công bố bao gồm: Một chương trình xây dựng để tăng số lượng các trung tâm tiếp nhận người xin tị nạn, có thể chứa 150.000 người vào mùa đông; thay thế phụ cấp bằng tiền mặt cho những người tị nạn tại các trung tâm tiếp nhận bằng hiện vật; chi nhiều tiền hơn cho các khóa học ngôn ngữ và hòa nhập cho người di cư.
Riêng Thủ tướng Angela Merkel rất ủng hộ những hoạt động từ thiện này. "Điều chúng ta đang trải qua là việc sẽ tồn tại và thay đổi quốc gia trong những năm tới", AFP dẫn lời bà Merkel nói sau khi 20.000 người di cư đến Đức chỉ trong những ngày cuối tuần. "Chúng tôi muốn sự thay đổi này theo hướng tích cực, và chúng tôi tin rằng có thể làm được điều đó", bà nói thêm. Bà Merkel cảm thấy cảnh hàng trăm người Đức chào đón các gia đình chạy trốn cuộc chiến ở Syria "rất cảm động" và "ngoạn mục". "Đây là điều rất có giá trị, đặc biệt là khi xét đến lịch sử của chúng tôi", bà nói, bày tỏ niềm vui rằng "Đức đã trở thành quốc gia mà người nước ngoài tin là sẽ đem đến hy vọng".
Nhật Minh

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.