Thế giới: Chia rẽ và hàn gắn

(Baonghean) - Nhật Bản đối mặt với phản ứng trong và ngoài nước
Thứ Hai ngày 31/8, Liên Hợp quốc đã phản ứng lại những chỉ trích của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản đối với thông báo xác nhận Tổng Thư ký Ban Ki-moon sẽ có mặt tại lễ diễu binh ngày 3/9 tại Bắc Kinh. Nhật Bản cho rằng Liên Hợp quốc phải giữ quan điểm “trung lập”, thay vì biểu thị thái độ tán đồng với việc Trung Quốc kỷ niệm “chiến thắng phát xít Nhật”.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đối mặt với những ý kiến phản đối mạnh mẽ dành cho dự luật quốc phòng mới.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đối mặt với những ý kiến phản đối mạnh mẽ dành cho dự luật quốc phòng mới.
Người phát ngôn của Liên Hợp quốc Stephan Dujarric bác bỏ quan điểm chỉ trích nói trên, lập luận bằng việc Tổng Thư ký Ban  Ki-moon đã từng tham gia vào các sự kiện tương tự, đơn cử như ở Moscow vào ngày 9/5 vừa qua. Tại đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã tổ chức một lễ duyệt binh. Theo ông Dujarric, “Ngài Ban hy vọng rằng đây là một dịp để tất cả các đất nước cùng nghĩ về quá khứ và hướng tới tương lai”. Thông điệp ngắn gọn này như một lời nhắc khéo đến Thủ tướng Nhật Bản khi ông này từ chối đưa ra lời xin lỗi cá nhân vì những tội ác mà phát xít Nhật đã gây ra trong quá khứ trong bài diễn văn vào ngày 15/8 vừa qua - kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II. 
Trên thực tế, ông Shizo Abe từng dự định có chuyến thăm Bắc Kinh vào khoảng đầu tháng Chín để dự một cuộc họp cấp cao với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tuy nhiên Thủ tướng Nhật sẽ không có mặt tại buổi diễu binh kỷ niệm. Trên kênh truyền hình Nhật Bản NHK, ông Abe cho biết mong muốn tham gia vào một buổi lễ hướng đến sự “hàn gắn” chứ không phải là “bài Nhật”. Tuy nhiên, có vẻ như đàm phán giữa Tokyo và Bắc Kinh đã không thành công như mong muốn. Dù vậy, theo lời của người phát ngôn Chính phủ Yoshihide Suga thì việc huỷ bỏ chuyến đi là do “tình hình ở Quốc hội”. 
Quả thực, tranh cãi về dự thảo luật quốc phòng mới do chính phủ Abe trình lên đang diễn ra hết sức gay gắt tại Thượng viện. Theo đó, những thay đổi trong luật quốc phòng sẽ cho phép Nhật điều động các lực lượng phòng vệ ra ngoài lãnh thổ quốc gia này và tham gia các hoạt động quân sự cùng với lực lượng vũ trang của các quốc gia khác. Tuy nhiên, nếu luật này được thông qua, đồng nghĩa với việc phải có cách nhìn khác đối với điều 9 trong Hiến chương - theo đó Nhật Bản cam kết từ bỏ chiến tranh. Chính phủ Nhật Bản cho rằng đó là những thay đổi cần thiết trong bối cảnh “môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản có những thay đổi trọng yếu”. Cụ thể, Tokyo quan ngại về các động thái ngày một mạnh mẽ trên biển của nước láng giềng Trung Quốc. Hai quốc gia này đang có những tranh cãi về quyền sở hữu đối với quần đảo Sensaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. 
Không chỉ vấp phải sự phản đối ở Quốc hội, dự luật này còn là chủ đề tranh luận và nguyên nhân của nhiều cuộc biểu tình lớn ở khắp nước Nhật mà mới nhất là vào ngày 30/8 vừa qua. Tại Tokyo, đám đông đã tập trung trước toà nhà Quốc hội để kêu gọi bác bỏ dự luật. Theo các nhà tổ chức, 120.000 người đã có mặt tham gia biểu tình, trong khi con số phía cảnh sát đưa ra là 33.000. Thanh niên Nhật Bản cũng bày tỏ sự quan tâm đến chủ đề này khi mà một phong trào mang tên Hành động khẩn của sinh viên vì nền dân chủ tự do được phát động, với các buổi tập trung vào mỗi tối thứ Sáu trước toà nhà Quốc hội. Điều này cho thấy dự thảo luật quốc phòng mới mà chính phủ Abe đưa ra đặt ra một vấn đề mà người Nhật hết sức quan tâm. Tuy nhiên, tin kém vui cho ông Abe là một số không ít người dân cũng như đại biểu Quốc hội có thái độ không mấy tích cực với những thay đổi này. 
Em bé Syria “hàn gắn” bất đồng quan điểm tại châu Âu
Khi bức ảnh về em bé Syria Aylan Kurdi trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ được đăng tải thứ Tư ngày 2/9, một làn sóng dư luận mạnh mẽ đã lan toả và tác động mạnh mẽ đến các nhà chức trách châu Âu. Những chính sách mới đối với người nhập cư có thể sẽ sớm được thống nhất, hồi đáp lời kêu gọi nhân đạo của công luận. 
Hình ảnh em bé Syria bên bờ biển đã trở thành hình tượng về cuộc khủng hoảng nhập cư và tác động mạnh mẽ lên các nhà chức trách châu Âu.
Hình ảnh em bé Syria bên bờ biển đã trở thành hình tượng về cuộc khủng hoảng nhập cư và tác động mạnh mẽ lên các nhà chức trách châu Âu.
Cụ thể, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đang đẩy nhanh tốc độ đàm phán về những giải pháp mới kể từ sau lần gặp cuối cùng vào ngày 24/8 tại Berlin. Trong một bức thư gửi Chủ tịch Hội đồng và Ủy ban châu Âu Donald Tusk và Jean-Claude Jucker, cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ quyết tâm cao tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhập cư. Bức thư kêu gọi “thái độ có trách nhiệm của mỗi quốc gia thành viên và sự đoàn kết của cả khối” để có thể áp dụng “đồng bộ và tức thì” các biện pháp mới do Liên minh châu Âu đặt ra. Một trong số đó là việc mở các trung tâm tiếp nhận người nhập cư, tại đây, người nhập cư kinh tế và người xin tị nạn sẽ được tách biệt ngay khi họ vừa đặt chân đến Hy Lạp hoặc Italia. Cả hai nhà lãnh đạo đều mong muốn các trung tâm này phải “đi vào hoạt động hoàn chỉnh muộn nhất là vào cuối năm nay”, đồng thời kêu gọi Ủy ban châu Âu “bằng mọi cách” buộc các quốc gia thành viên phải tôn trọng các quy định về quyền tị nạn. 
Một quan điểm khác được hai nhà lãnh đạo thống nhất là bảo vệ Hiệp ước Schengen - đảm bảo sự lưu hành tự do trong khối. Việc khẳng định lại quan điểm này nhằm đáp trả một cách rõ ràng những ý kiến về việc xem xét và điều chỉnh Hiệp ước, trong số đó có Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh David Cameron. Tuy nhiên cần phải bổ sung một số biện pháp, điều lệ mới, ví dụ như danh sách các quốc gia gốc đảm bảo, trong đó sẽ có các quốc gia vùng Baltic. Ngoài ra, một điểm mấu chốt khác là về quota nhập cư phân chia cho các quốc gia thành viên. Đây là một quan điểm mới của Pháp, bởi trước đây, Pháp cực lực phản đối việc chia quota cho các quốc gia thành viên - vốn được Đức ủng hộ nhiệt liệt. 
Tổng thống Pháp Francois Hollande dự định đề cập đến vấn đề này trong cuộc họp báo vào ngày 7/9, nhưng rõ ràng là ông đã “tăng tốc” và đưa ra tuyên bố sớm hơn vào thứ Năm vừa qua. Một cố vấn của ông cho biết quan điểm của nhà lãnh đạo Pháp về các biện pháp giải quyết khủng hoảng nhập cư chung cho khối: “Điểm mấu chốt là các biện pháp này phải có tính bắt buộc đối với tất cả, bao gồm các quốc gia ở phía Đông. Châu Âu không chỉ là một thị trường và các khoản đầu tư, đó còn là mảnh đất của những giá trị, tư tưởng”. 
Pháp và Đức vốn là hai quốc gia mà tiếng nói có sức nặng hàng đầu trong vấn đề nhập cư tại châu Âu, bởi đây là hai điểm đến sau cùng được nhiều người nhập cư lựa chọn. Tuy nhiên, nếu như Đức có quan điểm ủng hộ tiếp nhận người nhập cư và phân chia quota cho cả khối thì Pháp lại giữ thái độ cứng rắn trước cuộc khủng hoảng. Pháp không phải là quốc gia duy nhất ngần ngại trước ý tưởng chia sẻ quota tiếp nhận người nhập cư, bởi vốn dĩ dân số nước này đã có một phần không nhỏ là người nhập cư và tị nạn. Những yếu tố bất ổn trong nội bộ các quốc gia như tỷ lệ thất nghiệp, kinh tế suy thoái, rủi ro an ninh phi truyền thống cũng là lý do để nhiều quốc gia châu Âu lưỡng lự trước lựa chọn đóng hay mở cửa với người nhập cư - tị nạn. Tuy nhiên, sự thay đổi quan điểm của Pháp là một tín hiệu tích cực cho thấy bài toán khủng hoảng nhập cư ở châu Âu đang có những tiến triển tốt và không thể phủ nhận sự kiện “Em bé Syria” có tác động không nhỏ đến sự biến chuyển này. 
Thục Anh 
(Theo Le monde)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.