Hoàn tất Hiệp định TPP: Tương lai của thương mại toàn cầu thế kỷ 21

Mỹ, Nhật Bản và 10 quốc gia khác ngày 5/10 đã hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Theo Financial Time, đây là Hiệp định thương mại lớn nhất từ trước đến nay trong suốt 2 thập kỷ qua và được coi là thắng lợi chính trị cực kỳ quan trọng đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán thông qua TPP chụp ảnh chung. Ảnh Reuters
Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán thông qua TPP chụp ảnh chung. Ảnh Reuters

Mỹ - Nhật Bản đạt mục tiêu chiến lược

TPP được dự đoán sẽ chiếm tới 40% nền kinh tế toàn cầu và sẽ tạo ra một khu vực kinh tế Thái Bình Dương mới với mục tiêu giảm những rào cản thương mại liên quan đến toàn bộ hàng hóa cũng như thiết lập những tiêu chuẩn và quy định mới về đầu tư, môi trường kinh doanh và lao động trong khu vực.

Ngoài ra, TPP cũng được coi là “xương sống” kinh tế trong chính sách “hướng Đông” của chính quyền Tổng thống Obama và là một câu trả lời của Mỹ đối với sự trỗi dậy cũng như sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và trên toàn cầu.

TPP cũng được coi là thành tố chính trong “mũi tên thứ 3” của quá trình cải cách kinh tế mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hướng đến kể từ khi nhậm chức năm 2012.

Trải qua 5 năm với rất nhiều vòng đàm phán cùng với vòng đàm phán cuối cùng kéo dài liên tục trong suốt 6 ngày qua tại Atlanta (Mỹ), các nhà đàm phán đã đi đến việc thống nhất những điểm then chốt cuối cùng của Hiệp định TPP.

Những điểm then chốt này bao gồm việc các tập đoàn dược phẩm sẽ được hưởng chế độ độc quyền đối với các loại chế phẩm sinh học thế hệ mới trong bao lâu cũng như việc sản phẩm từ sữa của các nước như Nhật Bản và Canada có thể tiếp cận với những thị trường nào và việc Mỹ có thể cung cấp những ưu đãi gì cho các nhà xuất khẩu đến từ New Zealand.

Hiệp định TPP được Bộ trưởng thương mại 12 nước thông qua vẫn sẽ được lãnh đạo các nước ký chính thức và được Quốc hội các nước phê chuẩn.

Tại Mỹ, Tổng thống Obama được dự đoán sẽ phải trải qua qua một cuộc chiến cam go tại Quốc hội vào năm 2016, nhất là khi các ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa như ông Donald Trump đã công khai phản đối việc thông qua TPP.

Những kỳ vọng cho thương mại toàn cầu

Tuy nhiên, khi được thông qua, TPP sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất kể từ năm 1994 sau khi vòng đàm phán Uruguay hoàn tất tạo điều kiện để thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trong khi rất nhiều vòng đàm phán, nhất là trong giai đoạn cuối cùng, chủ yếu tập trung vào các vấn đề thương mại truyền thống cũng như việc trung chuyển hàng hóa như bơ và phụ tùng xe ô tô trong các quốc gia thành viên, TPP cũng được kỳ vọng sẽ mở ra một sân chơi mới với những quy định mới về thương mại toàn cầu trong thế kỷ 21.

Hiệp định TPP sẽ bao gồm những quy chuẩn về lao động mà các nước thành viên phải tuân thủ cũng như những quy định về môi trường, trong đó, những quốc gia không hành động quyết liệt trong việc chống lại nạn buôn bán động vật quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa sẽ phải đối mặt với những án phạt về thương mại.

TPP cũng bao gồm những quy định về hoạt động của các tập đoàn nhà nước và cấm việc cản trở tự do trao đổi thông tin xuyên biên giới. Tuy nhiên, TPP vẫn chưa thể chấm dứt được việc các ngân hàng bị buộc phải lưu giữ các giao dịch và thông tin của khách hàng tại quốc gia họ sinh sống.

Một trong những quy định gây tranh cãi nhất của TPP chính là Cơ chế Giải quyết Tranh chấp giữa Nhà đầu tư và Nhà nước, trong đó cho phép các nhà đầu tư kiện Chính phủ các quốc gia thành viên lên tòa án trọng tài.

Các nhà phân tích lo ngại rằng, điều này sẽ tạo điều kiện cho các tập đoàn đa quốc gia làm suy yếu khả năng áp đặt các quy định của Chính phủ các nước nói trên lên họ.

Trên bình diện toàn cầu, việc hoàn tất đàm phán TPP sẽ tạo ra những áp lực mới cho Liên minh châu Âu (EU) trong việc hoàn tất Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Đại Tây Dương với Mỹ trước khi Tổng thống Obama rời nhiệm sở trong vòng 15 tháng tới.

Ngoài ra, điều này cũng khiến các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ phải nhanh chống thông qua các thỏa thuận về thương mại trong khu vực.

TPP cũng được kỳ vọng sẽ báo hiệu một kỷ nguyên mới về tự do thương mại trên toàn cầu.

Với việc vòng đàm phán Doha về thương mại toàn cầu đang bị đình trệ, các nền kinh tế như Mỹ và EU đang hướng mục tiêu của mình vào những “Hiệp định xuyên khu vực” như TPP và TTIP như một sự thay thế với kỳ vọng một ngày nào đó, những hiệp định này sẽ trở thành Hiệp định thương mại toàn cầu.

Bộ trưởng Thương mại New Zealand Tim Groser, một trong những “kiến trúc sư” cho thành công của TPP, nhấn mạnh: “Ý nghĩa chiến lược của TPP đối với thương mại toàn cầu là cực kỳ to lớn”.

“Tuy nhiên, điều này đã từng bị che lấp bởi những tranh cãi vặt vãnh về bơ và sữa [trong quá trình đàm phán]. Nhiều người chắc chắn sẽ bật cười vì sự bảo thủ trong một số thời điểm diễn ra đàm phán để tiến tới tự do hóa những sản phẩm được cho là có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với một số quốc gia thành viên TPP. Điều này đã được chứng minh là cách tiếp cận hoàn toàn sai lầm bởi điều quan trọng nhất là hướng Hiệp định này đi đúng hướng”, ông Groser nói./.

Theo Vov.vn

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.