EU nhượng bộ để giữ chân Anh

(Baonghean) - Trong một nỗ lực nhằm giữ Anh ở lại ngôi nhà chung châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã công bố hàng loạt đề xuất với rất nhiều nhượng bộ liên quan đến những yêu cầu cải cách mà Anh đưa ra trước đó.
Đây được coi là thắng lợi lớn của Thủ tướng Anh David Cameron trong quá trình đàm phán với EU nhằm tránh kịch bản “Brexit” là Anh rời khỏi EU, đồng thời cho thấy lợi thế trong cuộc giằng co Anh - EU đang dần nghiêng về phía Anh. 
Thủ tướng Anh David Cameron và Chủ tịch Hội đồng châu Âu  Donald Tusk thảo luận căng thẳng (RTE).
Thủ tướng Anh David Cameron và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk thảo luận căng thẳng. Ảnh: RTE.

Nhượng bộ “thỏa đáng và cùng có lợi”

Các đề xuất của ông Donald Tusk thể hiện nhiều nhượng bộ trước những yêu cầu của Anh về an sinh xã hội, về quản lý xuất, nhập cảnh, về hội nhập châu Âu và về quản trị kinh tế. Đây được coi là sự trả lời của EU trước 4 đề xuất mà Thủ tướng Anh David Cameron đã từng đặt ra như là điều kiện tiên quyết để nước này ở lại Liên minh châu Âu. Theo lời ông Donald Tusk, đây là những giải pháp “thỏa đáng và cùng có lợi cho các bên”. 
Đáng chú ý nhất trong những đề xuất của ông Donald Tusk là lĩnh vực an sinh xã hội - vấn đề cốt lõi nhất trong số 4 yêu cầu mà Anh đặt ra cho EU. Theo đó, một quốc gia thành viên bị áp lực về an sinh xã hội sẽ được phép “đóng băng” tới 4 năm các khoản phúc lợi ngoài lương đối với lao động nhập cư từ các nước EU khác, các khoản phúc lợi trẻ em sẽ được điều chỉnh theo mức sống của nước thành viên nơi đứa trẻ đó đang cư trú.
Với đề xuất này, có thể Anh sẽ đề nghị thực hiện một “phanh hãm khẩn cấp” để hạn chế phúc lợi đối với lao động nhập cư từ các nước thành viên EU. Thủ tướng Anh David Cameron đã rất hoan hỉ khi "gói cải cách mạnh mẽ" gây tranh luận nhiều nhất này tiến triển thuận lợi.
Như vậy, dù bị nhiều nước thành viên đánh giá là đang tạo ra sự phân biệt đối xử và hạn chế tự do đi lại, thiếu hòa đồng với phần còn lại của EU, Thủ tướng Anh đã bước đầu đạt được điều mình muốn, tạo cho ông lợi thế lớn trong việc thuyết phục cử tri trong nước về khả năng ở lại EU. Ông Cameron cũng thẳng thắn thừa nhận rằng đây là những điều khoản “tốt và khác biệt so với những nước khác”, và chắc chắn ông sẽ chọn ở lại khi các điều khoản này được chấp thuận. 
Theo kế hoạch, các quan chức cấp cao của toàn thể 28 nước thành viên EU sẽ có cuộc thảo luận đầu tiên về các đề xuất này vào ngày mai (5/2) nhằm dọn đường cho việc đạt được một thỏa thuận tại Hội nghị thượng đỉnh EU sẽ diễn ra trong 2 ngày (18 - 19/2).
Văn bản dày đặc những đề xuất của ông Donald Tusk. Ảnh: Yahoo.
Văn bản dày đặc những đề xuất của ông Donald Tusk. Ảnh: Yahoo.
Trước đó, Thủ tướng Anh Cameron dự kiến sẽ đến Đức để gặp Thủ tướng Angela Merkel vào ngày 12/2 và sau đó điện đàm với các lãnh đạo EU khác. Nếu như đạt được thỏa thuận, Anh có thể sẽ tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên EU ngay trong tháng 6 năm nay.
Theo ông Donald Tusk, các đề xuất của ông đã đi “thực sự xa”, gần như chạm tới giới hạn của những nguyên tắc của một châu Âu thống nhất, là những nhượng bộ dựa trên tinh thần “thỏa đáng và cùng có lợi cho các bên”. 
EU đang ở “thế yếu”
Dù ông Donald Tusk nhấn mạnh tới tính chất “thỏa đáng và cùng có lợi cho các bên” trong những đề xuất vừa đưa ra, nhưng người ta vẫn nhận thấy dường như nước Anh đang có lợi nhiều hơn, và điều đó cũng thể hiện tương quan lực lượng của hai bên trong cuộc đàm phán về “Brexit”. Ngay sau khi đảng Bảo thủ giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử tại Anh, ông Cameron đã có sự tự tin và vị thế rất cao trong các cuộc đối thoại với EU.
Đó là lý do mà ông Cameron đã đưa ra những tuyên bố hết sức cứng rắn rằng ông không loại trừ khả năng nước Anh ra khỏi EU nếu EU không nhượng bộ trước các đề xuất của Anh. Về cơ bản, ông Cameron không ủng hộ cũng không phản đối việc nước Anh rời khỏi EU, bởi vậy quyết định cuối cùng của ông và cũng là của cử tri Anh sẽ dựa trên những gì mà Anh nhận được từ EU. 
Nếu như Anh ở trong thế “ở lại thì tốt, ra đi cũng không sao”, thì ngược lại, EU dường như đang cố gắng giữ chân Anh bằng mọi giá. Rõ ràng, Anh là một viên quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong EU, vì vậy việc để mất một thành viên như vậy sẽ là tổn thất lớn.
Hiện Anh là một trong những nước có tiềm lực kinh tế hàng đầu trong khối. Nếu Anh rời khỏi EU, vai trò, ảnh hưởng và tiếng nói của EU trên phạm vi toàn cầu chắc chắn sẽ suy giảm. Đặc biệt, trong bối cảnh EU đang rất cần xốc lại sự đoàn kết và sức mạnh chung để giải quyết các thách thức lớn đang đặt ra cho liên minh như vấn đề nhập cư, khủng hoảng nợ công… thì sự “ly khai” của Anh có thể làm cho tình hình tồi tệ thêm.
Ông Cameron sẽ phải thuyết phục 27 nước thành viên EU vào cuối  tháng 2 này. Ảnh: Guardian.
Ông Cameron sẽ phải thuyết phục 27 nước thành viên EU vào cuối tháng 2 này. Ảnh: Guardian.
Ngoài ra, việc Anh rời khỏi EU sẽ giáng một đòn mạnh vào hình tượng một châu Âu thống nhất và thịnh vượng mà khối này đã cất công xây dựng trong hàng chục năm qua. Nếu Anh rời EU, nó sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm ở EU - nơi mà một số thành viên cũng đang phải đối mặt với yêu cầu đòi ly khai của một số vùng lãnh thổ như Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ...
Bởi vậy, dù giới phân tích đã đưa ra nhiều nhận định được - mất cho cả hai phía EU và Anh trong kịch bản “Brexit”, nhưng nếu để “cân đong đo đếm” thì EU là phía phải chịu thiệt thòi nhiều hơn. 
Về mặt nguyên tắc, những thỏa thuận giữa Anh và EU sẽ được quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu trong nửa cuối tháng Hai này. Trước khi quyết định cuối cùng được đưa ra, dư luận vẫn tiếp tục đưa ra nhiều dự báo khác nhau, trong đó có kịch bản xấu nhất là Anh sẽ ra khỏi Liên minh châu Âu.
Nhưng theo giới quan sát, một thỏa thuận cuối cùng cũng sẽ được đưa ra, vấn đề là EU sẽ nhượng bộ đến đâu. Câu chuyện của Hy Lạp trước đây đã chứng minh rằng, EU luôn nỗ lực hết sức để giữ sự toàn vẹn của khối. So sánh bài toán Hy Lạp và Anh, có thể thấy tình trạng của Hy Lạp khi đó còn phức tạp hơn gấp nhiều lần so với Anh hiện giờ. Bởi vậy, nếu không có “Grexit”, thì cũng khó có thể có “Brexit”. 
Thúy Ngọc

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.