Tổng thống Brazil Dilma Rousseff chính thức bị phế truất

(Baonghean.vn)- Ngày 31/8, Thượng viện Brazil đã chính thức bỏ phiếu bãi nhiệm Tổng thống đang bị đình chỉ Dilma Rousseff, và chính phủ Tổng thống lâm thời Michel Temer sẽ cầm quyền đến hết nhiệm kỳ hiện nay của bà Rousseff tới tháng 12/2018.

Sau 5 ngày diễn ra phiên tòa chính trị luận tội bà Rousseff, rạng sáng 31/8 theo giờ địa phương, với 61 phiếu thuận và 20 phiếu chống, Thượng viện Brazil đã chính thức thông qua quyết định phế truất bà Rousseff vì cáo buộc che giấu các tài khoản chi công. 

Bà Dilma Rousseff tham dự phiên luận tội cuối cùng tại Brasilia, Brazil. Ảnh: Reuters.
Bà Dilma Rousseff tham dự phiên luận tội cuối cùng tại Brasilia, Brazil. Ảnh: Reuters.

Như vậy bà là nữ Tổng thống Brazil đầu tiên bị Thượng viện phế truất, chấm dứt 13 năm cầm quyền của Đảng Lao động (PT) cánh tả. Tổng thống lâm thời Michel Temer sẽ cầm quyền tới hết năm 2018.

Một cuộc bỏ phiếu riêng rẽ khác cũng sẽ diễn ra nhằm quyết định liệu bà Rousseff có bị cấm đảm nhiệm các cương vị quản lý nhà nước khác trong vòng tám năm hay không.

Theo kế hoạch, cả bà Rousseff và ông Temer sẽ có bài phát biểu trong ngày 1/9 nhằm chấm dứt tiến trình 8 tháng qua, vốn làm nền chính trị Brazil tê liệt và kéo dài cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong vòng một thế kỷ qua tại quốc gia Nam Mỹ này.

Cũng trong ngày 1/9, lễ nhậm chức tân Tổng thống sẽ diễn ra theo hình thức rút gọn, vì tân tổng thống ngay lập tức bay tới Trung Quốc dự hội nghị thượng đỉnh G20.

Trước đó, Tổng thống Rousseff từng nhiều lần tuyên bố rằng nếu Thượng viện bỏ phiếu phế truất bà thì đây sẽ là một cuộc đảo chính, làm tổn hại nền dân chủ Brazil. Bà cũng kêu gọi tiến hành trưng cầu ý dân về khả năng tổ chức bầu cử sớm, trao quyền quyết định người dẫn dắt tương lai đất nước cho nhân dân.

Tổng thống Rousseff bị đình chỉ chức vụ từ tháng 5 vừa qua, do các cáo buộc vi phạm luật trách nhiệm tài chính nhằm “làm đẹp” các con số thống kê để giảm bớt tỷ lệ thâm hụt ngân sách năm 2014 và đã sử dụng kinh phí bổ sung không có trong dự toán ngân sách mà không được sự đồng ý của Quốc hội.

Lan Hạ

(Theo Telegraph)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.