'Khe cửa hẹp' cho Donald Trump

(Baonghean) - Nếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được tiến hành ở thời điểm hiện tại, ứng viên của Đảng Dân chủ Hillary Clinton giành cơ hội chiến thắng áp đảo là 93%, trong khi cơ hội của ông Donald Trump chỉ là 7%. Đây là thông tin được báo chí quốc tế đăng tải cuối tuần qua dựa trên công cụ phân tích và dự báo kết quả Upshot. Khi chỉ còn 2 tuần nữa là diễn ra “trận quyết đấu” cuối cùng, các nhà phân tích đều nhận định, tình thế của ông Donald Trump đang hết sức khó khăn, chiến thắng dành cho ông Trump phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bất ngờ. 

“Thất thế toàn tập”

Theo những khảo sát mới nhất kể từ sau khi diễn ra cuộc tranh luận trực tiếp lần 3 giữa bà Hillary Clinton và ông Donald Trump, bà Clinton hiện đang vượt lên dẫn trước ông Trump với khoảng cách khá xa là 12 điểm phần trăm. Tỷ lệ này tăng dần sau mỗi lần đối đầu trực tiếp trên truyền hình.

Các ứng viên Tổng thống Mỹ luôn coi tranh luận trực tiếp là cơ hội để thu hút lá phiếu của những cử tri còn lưỡng lự. Thế nhưng, ông Donald Trump đã không thể làm được điều đó, thậm chí còn phạm những “sai lầm chết người” khiến nhiều người “quay lưng”, ngay cả trong nội bộ Đảng Cộng hòa. 

Bà Hillary Clinton có cơ hội giành chiến thắng ở hầu hết các bang. Ảnh: New York Times.
Bà Hillary Clinton có cơ hội giành chiến thắng ở hầu hết các bang. Ảnh: New York Times.

Theo nhận định của giới phân tích, trong cả 3 cuộc tranh luận, ông Donald Trump đã để lộ điểm yếu lớn nhất của mình là thiếu kinh nghiệm chính trường. Ông có thể là người hùng biện tốt, là một “ngôi sao truyền thông”, là người có những tuyên bố thẳng thắn, gây “sốc”, thậm chí cực đoan - điều mang lại cho ông sự khác biệt với hầu hết các ứng viên Tổng thống từ trước tới nay, song ông lại quá thiếu kinh nghiệm nếu đặt mình vào vị trí của một Tổng thống Mỹ.

Trong khi đó, “đăng đàn” trong các cuộc tranh luận trực tiếp, cả bà Clinton và ông Trump đều phải đối mặt với các câu hỏi từ người dẫn dắt chương trình trong một kịch bản giả định họ là người đứng đầu nước Mỹ. Bởi vậy, tài hùng biện trước đám đông đã không thể giúp ông Trump khỏa lấp điểm yếu trước một Clinton được đánh giá là sắc sảo, nhẹ nhàng, nhạy bén, có khả năng thu phục quần chúng và đặc biệt là quá thừa kinh nghiệm chính trường. 

“Bài thi” kém cỏi của ông Donald Trump đã mang lại hậu quả tức thời khi tỷ lệ ủng hộ sụt giảm nhanh trong các cuộc thăm dò dư luận. Khảo sát tại những bang bỏ phiếu sớm cũng cho thấy, ưu thế đang thuộc về bà Hillary Clinton.

Trong khi đó, công cụ phân tích kết quả bầu cử cho thấy thời điểm hiện tại, bà Clinton có cơ hội giành chiến thắng với tỷ số áp đảo là 93%. Con số này thay đổi “chóng mặt” so với con số vào đầu tháng 6/2016 khi tỷ lệ ủng hộ tương ứng dành cho bà Clinton là ông Trump khá sát sao là 52% và 48%.

Trong tất cả các bang quan trọng nhất, ông Trump chỉ nhỉnh hơn bà Clinton ở Iowa và Ohio, còn lại ưu thế thuộc về bà Clinton. Đặc biệt, ông Trump còn cực kỳ ít cơ hội ở một số bang như 7% ở Colorado, 5% ở New Hamshire, 4% ở Wincosin và Michigan, hay 3% ở Minnesota… 

Đặt cược vào điều bất ngờ

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 8/11, và cả hai ứng viên đều đang tích cực thực hiện các cuộc vận động tranh cử cuối cùng tại các bang quan trọng như Ohio, North Carolina, Pennsylvania, Florida.

Nhiệm vụ của bà Hillary Clinton trong giai đoạn nước rút này được coi là khá nhẹ nhàng, đó là duy trì lợi thế hiện có, củng cố hình ảnh cá nhân, và tất nhiên không được để xảy ra sơ sảy, nhất là trước những đòn công kích liên quan đến vấn đề email cá nhân.

Ngược lại, ông Donald Trump sẽ phải dốc toàn bộ sức lực nếu muốn cứu vãn tình thế. Ông sẽ phải cố gắng tỏ ra thân thiện trở lại để kêu gọi sự cảm thông, tha thứ đối với những sai lầm trong các cuộc tranh luận, nhất là thái độ thiếu thiện cảm với người nhập cư và phụ nữ.

Bộ máy tranh cử của ông Trump sẽ phải rất vất vả để công chúng, truyền thông và cả bộ máy tranh cử của đối thủ không tiếp tục “xoáy” vào việc ông thô lỗ với phụ nữ sau vụ lộ clip hồi năm 2005. Không những vậy, ông còn phải làm rõ hơn cách xử lý các vấn đề lớn của quốc gia vốn bị đánh giá là chắp vá, thiếu chiến lược tổng thể qua các lần tranh luận. 

Ông Donald Trump đang bị bà Hillary Clinton vượt lên dẫn trước với khoảng cách khá xa. 	Ảnh: Orden On Polictics.
Ông Donald Trump đang bị bà Hillary Clinton vượt lên dẫn trước với khoảng cách khá xa. Ảnh: Orden On Polictics.

Ông Donald Trump dường như đang thực hiện đúng bước đi này khi trong bài phát biểu ở Pennsylvania cuối tuần qua, công bố kế hoạch “100 ngày đầu tiên làm Tổng thống” - bản kế hoạch được coi là chi tiết nhất trong chiến dịch tranh cử của ông từ trước tới nay về các vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế và thương mại.

Dù vậy, dường như ông lại tiếp tục phạm sai lầm khi đối diện với vấn đề liên quan đến phụ nữ. Thay vì tỏ ra hối lỗi trước những phát ngôn không đúng mực với phụ nữ, hay thể hiện cách tiếp cận mềm dẻo trước những cáo buộc tấn công tình dục, ông lại tuyên bố sẽ kiện toàn bộ những người đã tố cáo ông sau khi kết thúc cuộc bầu cử. Các chuyên gia cho rằng, tuyên bố này sẽ càng khiến ông mất đi lá phiếu ủng hộ của “một nửa thế giới”. 

Mặc dù mọi chỉ dấu ở thời điểm này đều cho thấy bà Hillary Clinton sẽ là người chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 8/11 tới đây, song “bất ngờ” luôn là một “đặc sản” của các cuộc bầu cử Mỹ từ trước tới nay, khiến nhiều ứng cử viên thất thế “bỗng nhiên” trở thành người chiến thắng.

Ngay chính việc ông Donald Trump trở thành đại diện của Đảng Cộng hòa bước vào chặng đua cuối cũng là một bất ngờ quá lớn trong mùa bầu cử năm nay. Ngoài yếu tố bất ngờ, ông Donald Trump cũng còn có thể lấy phiếu của những người hiện chưa quyết định bầu cho ai, hoặc những thành viên Đảng Cộng hòa từ xưa tới nay luôn phản đối ông song lại không thể “quay lưng” lại Đảng của mình ở thời khắc quan trọng nhất. Bởi vậy, vẫn còn đó một “khe cửa hẹp” cho ông Donald Trump bước chân vào Nhà Trắng. 

Thúy Ngọc

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.