Điểm lại một số vụ bắt cóc máy bay chấn động thế giới

(Baonghean.vn) - Các vụ cướp máy bay chở khách đã trở nên phổ biến hơn trong những thập kỷ gần đây cùng với sự tăng trưởng chóng mặt của ngành hàng không. Cùng điểm lại một số vụ cướp máy bay trên thế giới trong 40 năm qua.

1. Sự kiện ngày 11/9/2001
Sự kiện 11/9/2001 không thể nào quên của nước Mỹ.

Ngày 11/09/2001, cả nước Mỹ nói riêng và thế giới rung chuyển trước một trong những vụ không tặc tấn công thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Lần đầu tiên có tới 4 chiếc máy bay dân dụng bị cùng một nhóm không tặc khống chế và biến chúng thành 4 quả bom hạng nặng, giết chết 2.974 người và 24 người mất tích.

Trong bốn chiếc đó, ba được sử dụng như các tên lửa hành trình lao vào những tòa nhà nổi tiếng. Trong chiếc máy bay thứ tư, với mục tiêu là Nhà Trắng, hướng bay đã bị thay đổi do phi hành đoàn và các hành khách tấn công những kẻ bắt cóc máy bay, gây ra vụ tai nạn khiến tất cả những người có mặt trên máy bay thiệt mạng.

2. Chuyến bay 814 của Indian Airlines

Chuyến bay 814 của Indian Airlines trong sự kiểm soát của bọn bắt cóc ở Kandahar - Ảnh: yimg.com
Chuyến bay 814 của Indian Airlines trong sự kiểm soát của bọn bắt cóc ở Kandahar - Ảnh: yimg.com

Tháng 12/1999, chuyến bay 814 của Hãng Indian Airlines bị bắt cóc và thủ phạm được cho là một nhóm khủng bố đóng trụ sở tại Pakistan. Những kẻ bắt cóc có vũ trang đe dọa sẽ cho nổ chiếc máy bay không lâu sau khi nó bay vào không phận Ấn Độ và ra lệnh cho cơ trưởng “bay về phía tây”. Rốt cuộc, những kẻ bắt cóc đã buộc chiếc máy bay hạ xuống Kandahar, Afghanistan.

Sau đó, chiếc máy bay lang thang trong nhiều ngày qua Amritsar, Lahore, Dubai rồi lại Kandahar trong sự kiểm soát của bọn bắt cóc. Yêu cầu của chúng là thả 35 nhân vật Hồi giáo đang bị giam ở Ấn Độ kèm theo khoản tiền mặt 200 triệu USD, nhưng đoàn thương thuyết của Ấn Độ đã thuyết phục được chúng giảm yêu cầu xuống chỉ còn là thả ba tù nhân.

Sau khi ba người này tới Kandahar, các con tin trên máy bay được trả tự do và được đưa về Ấn Độ trên một chiếc máy bay khác. Trước đó, bọn bắt cóc đã thả 27 trong 176 hành khách ở Dubai, nhưng một người cũng bị đâm chết và vài người khác bị thương.

3. Máy bay của Hãng Atlasjet

Máy bay của Hãng Atlasjet - Ảnh: wikipedia.org
Máy bay của Hãng Atlasjet - Ảnh: wikipedia.org

Một máy bay của Hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ Atlas Air đã bị bắt cóc khi đang trên đường từ bắc Cyprus đi Istanbul vào tháng 8/2007. Có 6 thành viên phi hành đoàn và 136 hành khách trên máy bay khi nó rời phi trường ở bắc Cyprus. Hai người đàn ông cao to, da tối màu đã vào buồng lái và tuyên bố họ là những thành viên Al Qaeda, yêu cầu chiếc máy bay bay sang Iran hoặc Syria và nói họ có bom trong người.

Tuy nhiên, các phi công viện cớ phải nạp nhiên liệu và đáp khẩn cấp xuống Antalya, một thành phố ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi hạ cánh xuống Antalya, chiếc máy bay ngay lập tức bị cảnh sát bao vây. Những kẻ bắt cóc dọa sẽ cho nổ chiếc máy bay. Nhưng nhà chức trách thuyết phục họ để phụ nữ và trẻ em rời máy bay.

Khi việc này được tiến hành, hai viên phi công leo ra khỏi cửa sổ máy bay và các hành khách khác nhảy qua cửa thoát hiểm, tạo ra một tình trạng hỗn loạn khiến những kẻ bắt cóc phải tự nộp mình. Không ai tử nạn hay bị thương đáng kể trong vụ việc.

4. Chuyến bay số 139 của Air France

Những hành khách trên chuyến bay Air France 139 vui mừng sau khi được giải thoát - Ảnh: idfblog.com
Những hành khách trên chuyến bay Air France 139 vui mừng sau khi được giải thoát - Ảnh: idfblog.com

Ngày 4/7/1976, 2 tay súng của PFLP khống chế chuyến bay số 139 của Air France trên hành trình từ Athens, Hy Lạp đến Paris. 246 hành khách cùng 12 thành viên phi hành đoàn được đưa đến sân bay Entebbe ở Uganda.

PFLP dọa giết con tin và yêu cầu thả 40 người Palestine bị giam ở Israel cùng 13 người ở các nước khác. Sau nỗ lực đàm phán của chính quyền Israel, họ thả 140 người. Quân đội Israel triển khai 100 biệt kích trong chiến dịch Entebbe nhằm giải cứu các con tin còn lại.

Cuộc đột kích khiến 3 hành khách, 1 lính đặc nhiệm Israel, 45 binh lính Uganda và 7 tay súng thiệt mạng, 13 máy bay bị phá hủy. Lực lượng đột kích giải cứu thành công 106 hành khách. Một người sau đó bị ám sát khi điều trị trong bệnh viện.

5. Chuyến bay 648 của hàng không Ai Cập

Máy bay của Egypt Air ở Malta - Ảnh: wikimedia.org
Máy bay của Egypt Air ở Malta - Ảnh: wikimedia.org

Một trong những vụ bắt cóc máy bay đẫm máu nhất lịch sử. Sau khi ba thành viên của Tổ chức Abu Nidal kiểm soát chiếc máy bay đang đi từ Athens tới Cairo ngày 23/11/1985, một thành viên của lực lượng an ninh Ai Cập trên máy bay đã nổ súng, giết chết 1 tên bắt cóc.

Nhưng nhân viên công lực này sau đó cũng bị bắn chết và tình hình trở nên rất căng thẳng. Chiếc máy bay cạn dần năng lượng và phải hạ cánh ở Malta bất chấp việc nhà chức trách Malta không đồng ý. Tình trạng bế tắc kéo dài, 11 hành khách và 2 tiếp viên bị thương được thả ra, nhưng lập trường cứng rắn của chính quyền Malta dẫn tới việc những kẻ bắt cóc xử tử 2 hành khách người Mỹ.

Lực lượng đặc nhiệm Ai Cập sau đó đã mở cuộc tấn công, gây ra tình trạng hỗn loạn, khiến 56 trong 88 hành khách còn lại thiệt mạng. Tổng cộng, 60 trong 92 hành khách trên máy bay đã thiệt mạng.

6. Chuyến bay 653 của Hãng Malaysia Airlines

Hiện trường vụ tai nạn chuyến bay Malaysia Airlines 653 - Ảnh: baaa-acro.com
Hiện trường vụ tai nạn chuyến bay Malaysia Airlines 653 - Ảnh: baaa-acro.com

Hơn ba thập kỷ sau, vụ bắt cóc chuyến bay 653 của Hãng Malaysia Airlines vẫn là một bí ẩn. Không lâu sau khi rời Penang để tới Kuala Lumpur ngày 4/12/1977, cơ trưởng G.K. Ganjoor báo cáo “một kẻ bắt cóc không tiết lộ danh tính” đang trên máy bay và sau đó báo với đài không lưu rằng họ “đang trên đường tới Singapore”.

Liên lạc sau đó gián đoạn và chiếc máy bay gặp nạn ở Kampong Ladang, Tanjong Kupang, khiến cả 7 thành viên phi hành đoàn và 93 hành khách thiệt mạng, bao gồm Bộ trưởng công trình công cộng của Malaysia Mahfuz Khalid, Bộ trưởng nông nghiệp Malaysia Ali Haji Ahmadand và đại sứ Cuba tại Nhật Bản Mario Garcia. Cho tới giờ, không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra với chiếc máy bay.

7. Chuyến bay 961 của Ethiopian Airlines

Trong lúc giằng co với không tặc, cơ trưởng Leul vẫn cố gắng cho phi cợ hạ cánh xuống vùng nước nông ngoài khơi đảo Grande Comore. Ảnh: Wordpress
Trong lúc giằng co với không tặc, cơ trưởng Leul vẫn cố gắng cho phi cợ hạ cánh xuống vùng nước nông ngoài khơi đảo Grande Comore. Ảnh: Wordpress

Ngày 23/11/1996, 3 người đàn ông Ethiopia khống chế phi cơ Boeing 767-200ER cất cánh từ Addis Ababa, Ethiopia đến Nairobi, Kenya. Họ yêu cầu máy bay đổi hành trình sang Australia để tị nạn. Cơ trưởng Leul Abate cố gắng giải thích với 3 kẻ khủng bố rằng máy bay không đủ nhiên liệu để bay đến Australia.

Chúng không tin và ép phi công tiếp tục bay dù cơ trưởng liên tục cảnh báo phi cơ sắp hết nhiên liệu. Cơ trưởng đã cố gắng để hạ cánh xuống sân bay Prince Said Ibrahim, Grande Comore (một hòn đảo ngoài khơi bờ biển châu Phi) nhưng không thành công.

Trong lúc giằng co với những tên không tặc, ông cho máy bay hạ cánh xuống vùng nước nông ngoài khơi đảo Grande Comore. Thân máy bay vỡ khi tiếp nước và bốc cháy. 122 hành khách và 3 tên không tặc thiệt mạng, 46 người khác bị thương.

8. Vụ cướp máy bay của Ai Cập Egypt Air

Máy bay của Ai Cập Egypt Air.
Máy bay của Ai Cập Egypt Air.

Vào ngày 29/3/2016, một tên không tặc đã khống chế một máy bay chở khách của hãng hàng không Ai Cập Egypt Air đang bay từ Alexandria tới Cairo và buộc phi cơ chuyển hướng tới đảo Síp. Kẻ này đã thả toàn bộ hành khách, trừ 4 người nước ngoài và phi hành đoàn. Vụ việc kết thúc sau vài tiếng, khi tên không tặc bị bắt và tất cả hơn 80 người trên khoang được giải cứu an toàn.

Kim Ngọc

(Tổng hợp)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.