Siêu bão Harvey đổ bộ, Texas (Mỹ) như ngày tận thế

1 người chết, hàng chục người bị thương, hàng trăm nghìn hộ gia đình bị mất điện sau khi bão Harvey đổ bộ bang Texas, Mỹ.

Siêu bão Harvey, với sức gió gần 210 km/h, đã đổ bộ vào bang Texas ngày 25/8 (giờ địa phương). Ảnh: AP
Siêu bão Harvey, với sức gió gần 210 km/h, đã đổ bộ vào bang Texas ngày 25/8 (giờ địa phương). Ảnh: AP
Đây là cơn bão mạnh nhất Mỹ phải hứng chịu trong 12 năm qua, kể từ siêu bão Charley năm 2004. Ảnh: AP
Đây là cơn bão mạnh nhất Mỹ phải hứng chịu trong 12 năm qua, kể từ siêu bão Charley năm 2004. Ảnh: AP
Harvey đồng thời là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào bang Texas trong hơn 50 năm qua. Ảnh: AP.
Harvey đồng thời là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào bang Texas trong hơn 50 năm qua. Ảnh: AP.
Một quan chức địa phương cho hay có ít nhất 10 người bị thương do mái nhà sập và một số ô tô bị hư hỏng ở thành phố Rockport của Texas. Ảnh: AP.
Một quan chức địa phương cho hay có ít nhất 10 người bị thương do mái nhà sập và một số ô tô bị hư hỏng ở thành phố Rockport của Texas. Ảnh: AP.
Bão còn khiến hơn 300.000 người sống trong cảnh mất điện và nhiều cây cối, trụ điện bị thổi bật. Ảnh: AP
Bão còn khiến hơn 300.000 người sống trong cảnh mất điện và nhiều cây cối, trụ điện bị thổi bật. Ảnh: AP
Khi di chuyển sâu vào đất liền, bão Harvey suy yếu dần, với sức gió giật hơn 120 km/giờ. Ảnh: Reuters.
Khi di chuyển sâu vào đất liền, bão Harvey suy yếu dần, với sức gió giật hơn 120 km/giờ. Ảnh: Reuters.
Dù vậy, Giám đốc Cơ quan Quản lý khẩn cấp liên bang Mỹ Brock Long cảnh báo Harvey vẫn còn là cơn bão nguy hiểm và có thể “biến thành sự kiện chết chóc trong đất liền”. Ảnh: Reuters.
Dù vậy, Giám đốc Cơ quan Quản lý khẩn cấp liên bang Mỹ Brock Long cảnh báo Harvey vẫn còn là cơn bão nguy hiểm và có thể “biến thành sự kiện chết chóc trong đất liền”. Ảnh: Reuters.
Cơ quan này còn cảnh báo nhiều ngôi nhà di động có thể bị phá hủy hoàn toàn, nhiều tòa nhà bị cuốn trôi và một số khu vực “không thể cư trú trong vài tuần hoặc vài tháng”. Ảnh: Reuters.
Cơ quan này còn cảnh báo nhiều ngôi nhà di động có thể bị phá hủy hoàn toàn, nhiều tòa nhà bị cuốn trôi và một số khu vực “không thể cư trú trong vài tuần hoặc vài tháng”. Ảnh: Reuters.
Giới chức Mỹ ước tính có gần 6 triệu người cùng nhiều nhà máy lọc dầu của Mỹ có thể chịu ảnh hưởng khi nằm trên đường đi của bão Harvey. Ảnh: Reuters.
Giới chức Mỹ ước tính có gần 6 triệu người cùng nhiều nhà máy lọc dầu của Mỹ có thể chịu ảnh hưởng khi nằm trên đường đi của bão Harvey. Ảnh: Reuters.
Trước khi cơn bão đổ bộ, Tổng thống Donald Trump đã phê chuẩn việc ban bố tình trạng thảm họa ở Texas theo yêu cầu của Thống đốc Greg Abbott. Ảnh: Reuters.
Trước khi cơn bão đổ bộ, Tổng thống Donald Trump đã phê chuẩn việc ban bố tình trạng thảm họa ở Texas theo yêu cầu của Thống đốc Greg Abbott. Ảnh: Reuters.
Khoảng 1.000 thành viên vệ binh quốc gia Mỹ cũng đã sẵn sàng cho việc hỗ trợ sơ tán và khắc phục hậu quả sau bão. Ảnh: Reuters.
Khoảng 1.000 thành viên vệ binh quốc gia Mỹ cũng đã sẵn sàng cho việc hỗ trợ sơ tán và khắc phục hậu quả sau bão. Ảnh: Reuters.
Một chiếc máy bay bị sức gió khủng khiếp lật nhào ở Fulton. Ảnh: Reuters.
Một chiếc máy bay bị sức gió khủng khiếp lật nhào ở Fulton. Ảnh: Reuters.
Một cư dân thu dọn những mảnh vỡ trên đường phố ở Rockport sau khi bão Harvey đi qua. Ảnh: Reuters
Một cư dân thu dọn những mảnh vỡ trên đường phố ở Rockport sau khi bão Harvey đi qua. Ảnh: Reuters
Những chiếc thuyền bị sức mạnh khủng khiếp của cơn bão “quăng” lên bờ ở khu vực cảng Lavaca. Ảnh:Reuters
Những chiếc thuyền bị sức mạnh khủng khiếp của cơn bão “quăng” lên bờ ở khu vực cảng Lavaca. Ảnh:Reuters
Người đàn ông lặng lẽ bước đi qua đống đổ nát trên đường phố Rockport. Ảnh: Reuters
Người đàn ông lặng lẽ bước đi qua đống đổ nát trên đường phố Rockport. Ảnh: Reuters
Cây cối nằm ngổn ngang trên đường phố Rockport. Ảnh: Reuters.
Cây cối nằm ngổn ngang trên đường phố Rockport. Ảnh: Reuters.
Mớ hỗn độn tại một nhà thuyền ở Rockport sau khi bão Harvey quét qua. Ảnh: AP.
Mớ hỗn độn tại một nhà thuyền ở Rockport sau khi bão Harvey quét qua. Ảnh: AP.

Theo VOV

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.