Trump có thể làm hàng chục nghìn phụ nữ mang thai tử vong

Trên thế giới, gần 800 phụ nữ tử vong mỗi ngày trong quá trình mang thai và sinh con. Do đó, việc giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ là một trong những thách thức toàn cầu và là một trong những Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, nhà quan sát phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết.

Vấn đề này trước hết có liên quan đến các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh chứ không phải đến Hoa Kỳ và các nước phát triển ở Tây Âu. Ở các nước nghèo, nhiều phụ nữ chết trong khi sinh con vì thiếu sự chăm sóc thiết yếu, hoặc vì không biết những quy tắc cơ bản về hành vi của phụ nữ trong quá trình sinh con.

Fotolia/ Andy Dean
Ảnh: Fotolia/ Andy Dean

Trong nhiều năm nay Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) thực hiện các chương trình chu sinh trên khắp thế giới, bao gồm cả việc đào tạo hộ sinh ở các nước kém phát triển nhất. Kết quả là ở các nước đang phát triển, kể cả Lào, Campuchia, Mông Cổ và Timor, tỷ lệ tử vong bà mẹ đã giảm đáng kể. Người đóng góp lớn nhất cho các chương trình này đã là Hoa Kỳ… cho đến khi Donald Trump trở thành tổng thống nước Mỹ. Ông quyết định ngừng cấp ngân sách cho Tổ chức này vì không đồng ý với thực tế rằng, các chuyên gia của UNFPA trong một số trường hợp khuyến nghị phá thai để cứu sống người phụ nữ.

Kể từ năm 1984 các vị tổng thống của đảng Cộng hòa cũng đã phản đối việc nạo phá thai, nhưng, chỉ có ông Trump áp dụng "biện pháp trừng phạt" chống lại các tổ chức quốc tế, và thậm chí gọi đó là chủ trương "phò sự sống" (pro-life).

Có vẻ là tỷ phú Trump không ngờ rằng, trong một số trường hợp ý muốn tự nhiên của người phụ nữ để có con có thể dẫn đến cái chết của bà ấy. Và những trường hợp như vậy không phải là hiếm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong thế giới hiện đại, số phụ nữ tử vong do những  biến chứng khi mang thai và sinh con là nhiều hơn số người chết do hành động quân sự. Và theo tính toán của những đối thủ của ông Trump, dự luật mới có thể dẫn đến cái chết của 20.000 phụ nữ có thai trên toàn thế giới.

Một số nhà hoạt động nữ quyền của Thượng viện Hoa Kỳ đã chỉ trích dự luật này do ông Trump đề xuất, nhưng điều đó không mang lại kết quả. Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson ủng hộ quyết định này của Tổng thống, ông cho rằng, dự luật sẽ có hậu quả quốc tế tối thiểu. Nhưng, trên thế giới ngày càng nhiều người phẫn nộ với những bước đi của vị tổng thống Mỹ trên trường quốc tế. Tạp chí New Yorker đã gọi chính sách của Trump là "nỗi ám ảnh làm nản lòng hàng ngày". Cách đánh giá rất đúng đắn!

Theo Sputnik

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.