Sẻ chia lợi ích để cùng bảo vệ rừng

(Baonghean) - Quản lý diện tích rừng gần 8.500 ha nhưng đất rừng của Công ty TNHH MTV Lâm trường Con Cuông hầu như không có tình trạng xâm canh, xâm cư, tranh chấp đất đai và tình trạng chặt phá rừng cũng được giảm thiểu tối đa. Tất cả nhờ triết lý giữ rừng: sẻ chia lợi ích với cộng đồng.

Theo con đường ghập ghềnh trên vùng cao Con Cuông, chúng tôi về thôn Trung Chính, xã Yên Khê giữa bạt ngàn rừng keo xanh mướt mát đang vào độ tuổi thu hoạch. Trong không gian bao la, đồi núi trập trùng với một người lạ thật khó để phân biệt đâu là đất rừng của lâm trường và đâu là đất rừng của nhân dân? Điều thắc mắc của tôi được ông Phan Ngọc Sơn – Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính lâm trường giải đáp cặn kẽ khi chỉ vào cột mốc phân ranh giới được đúc bằng bê tông: “Ở đây đất rừng của lâm trường và của xã được phân định rạch ròi từ lâu nên không có tình trạng xâm canh, xâm cư. Toàn bộ vành đai bờ rừng được phát quang, tuần tra bảo vệ với lực lượng bảo vệ rừng chia thành 4 trạm quản lý 4 vùng đóng chân trên địa bản 3 xã: Lục Dạ, Châu Khê, Yên Khê được thành lập từ cách đây gần 30 năm”. 
Ông Nguyễn Văn Nhâm chăm sóc rừng nhận giao khoán.
Ông Nguyễn Văn Nhâm chăm sóc rừng nhận giao khoán.
Lực lượng bảo vệ rừng chỉ 14 người là những “mảnh ghép” quan trọng trong công tác bảo vệ rừng, “mảnh ghép” còn lại chính là hàng ngàn hộ dân thuộc 3 xã Lục Dạ, Châu Khe, Yên Khê sinh sống giáp ranh với đất lâm trường. Nói thế là bởi, hàng chục năm nay, lâm trường đã nhận ra vai trò quan trọng của nhân dân và chính quyền địa phương trong công tác phối hợp bảo vệ rừng. Vì vậy, qua nhiều thời kỳ, ban lãnh đạo lâm trường đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp để nhân dân vùng giáp ranh tích cực vào cuộc cùng đơn vị. Việc đầu tiên chính là tạo sinh kế cho dân cư vùng giáp ranh.
Đơn vị đã chủ động giao khoán đất rừng cho nhân dân, công nhân nghỉ hưu cư ngụ, bảo vệ, chăm sóc và sản xuất, phát triển kinh tế từ rừng. Như tại thôn Trung Chính, gia đình ông Nguyễn Văn Nhâm trước làm công nhân lâm trường, sau khi nghỉ hưu nhận khoán 3 ha đất trồng keo, mét từ năm 2008. Bây giờ, sau nhiều năm miệt mài chăm sóc, năm nay diện tích rừng sắp đến kỳ thu hoạch. Dưới tán rừng khép kín, ông Nhâm chia sẻ: “Suốt đời làm công nhân nên khi về hưu lấy mô ra đất sản xuất. Nhờ chủ trường của lâm trường nên gia đình mới có tư liệu lao động để làm kinh tế. Đầu ra cho sản phẩm, lâm trường cũng bao tiêu hết theo giá thị trường, chúng tôi chỉ phải nộp 20% giá trị sản phẩm cho lâm trường nên rất yên tâm sản xuất”.
Nhờ chủ động giao khoán đất rừng nên dọc bìa rừng của lâm trường đã hình thành một hàng rào bảo vệ dài lâu do người dân sinh sống, nhận chăm sóc và bảo vệ rừng. Gắn liền quyền lợi và trách nhiệm nên những hộ dân này chính là “tai mắt” nắm bắt, cung cấp nguồn tin cho các trạm bảo vệ rừng trên địa bàn. Hiện nay, lâm trường đang thực hiện các bước để trả lại 73 ha đất xen canh, xen cư và một số diện tích đất lâm nghiệp nằm liền kề với hộ dân cho địa phương, làm cơ sở giao đất lâu dài cho nhân dân mặc dù nhu cầu về đất đai sản xuất ở khu vực giáp ranh không xảy ra điểm nóng, bức xúc như ở nhiều địa phương có lâm trường đứng chân tại một số địa bàn ở tỉnh ta.
Đồng thời, trả lại gần 73 ha đất lâm nghiệp phục vụ tái định cư cho bà con dân tộc Đan Lai tại bản Nóng, xã Châu Khê. Trước chủ trương đúng đắn này, nhân dân rất phấn khởi, cùng chung tay với lâm trường bảo vệ rừng. Bà Nguyễn Thị Hảo – thôn Khê Tín nhận khoán 5.000m2 đất của lâm trường vừa để ở, vừa sản xuất. Trước chủ trương lâm trường trả lại đất cho địa phương, bà phấn khởi cho biết: “Lâu nay, nhận đất lâm trường vẫn sản xuất bình thường nhưng nếu được giao đất theo như chủ trương thì chúng tôi yên tâm và có điều kiện đầu tư cho sản xuất hơn vì có sổ đỏ”. 
Không chỉ tạo tư liệu sản xuất, ổn định sinh kế cho nhân dân, bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước, lâm trường đều chủ động phối hợp với chính quyền cấp huyện và các xã xây dựng: “Quy ước bảo vệ an ninh khu vực”. Đây được xem là quy ước liên thôn bản được xây dựng dựa trên sự thống nhất của đại diện các thôn, xã với lâm trường và được bàn bạc, điều chỉnh, bổ sung hàng năm dựa trên quy định của pháp luật và tinh thần tự nguyện của người dân dưới sự chứng kiến của lãnh đạo huyện Con Cuông. Tuy nhiên, để có kết quả như hôm nay, lâm trường và nhân dân địa phương đã đi cả một chặng đường dài để xây dựng lòng tin và tìm đến nhận thức chung trong công tác bảo vệ rừng. Ông Phan Ngọc Sơn – Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính lâm trường cho biết: “Trên địa bàn giáp ranh chủ yếu là đồng bào dân tộc vốn có thói quen chăn nuôi gia súc theo hình thức thả rông. Trước kia chưa có Quy ước, lâm trường có bắt được trâu, bò của bà con cũng không thể xử phạt vì không có thẩm quyền. Có thời điểm chúng tôi phải rào rừng để trồng rừng”.
Vì vậy, Quy ước quy định rõ, cấm các hành vi thả rông gia súc, xâm cư, xâm canh… vào diện tích rừng lâm trường. Những hành vi vi phạm nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo đúng tinh thần của Quy ước với sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương, thôn – bản và lâm trường. Quy định rất rõ ràng nhưng nhờ công tác vận động tuyên truyền được chăm chút nên hầu như không có trường hợp nào phải xử lý. Song song với quá trình thực hiện Quy ước, Lâm trường Con Cuông đã có những hỗ trợ giống cây trồng để giúp nhân dân phát triển kinh tế.
Từ năm 1993, đơn vị đã lặn lội đi các tỉnh mua giống vải thiều, hồng, mơ, macka về cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật cho nhân dân các xã Lục Dạ, Yên Khê, Châu Khê trồng. Đồng thời vận động nhân dân trong các xã vùng dự án trồng rừng tham gia trồng rừng, hỗ trợ cho người dân sống liền kề vật liệu làm nhà nếu được chính quyền địa phương xác nhận. “Mưa dầm thấm đất”, dần dần người dân cảm nhận rõ vai trò bà đỡ của lâm trường đối với cuộc sống gia đình và cả địa phương, nhận thức phối hợp bảo vệ rừng theo đó cũng dần thay đổi. Ông Lương Văn Phương, thôn Trung Chính (năm nay 73 tuổi) tham gia ký Quy ước ngay từ ngày đầu cho biết: “Tôi tham gia trồng và bảo vệ rừng lúc còn sức khỏe. Nhưng nay lớn tuổi không làm nữa, dù vậy tôi vẫn khuyên các con chăm lo chăm sóc rừng trên đất gia đình chứ không vào rừng lâm trường khai thác gỗ. Lâm trường hỗ trợ cho bà con, cho gia đình tôi là xoài và vải trồng nay đã thu quả. Mình tham gia Quy ước rồi thì cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ rừng với lâm trường”.  
Ông Nguyễn Đức Sơn – Giám đốc Lâm trường cho biết: "Quan điểm của lâm trường là cùng sẻ chia lợi ích với cộng đồng dân cư địa phương. Từ đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân có thể ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, cùng chung tay bảo vệ rừng". Cũng nhờ quan điểm này, lâm trường là đơn vị đầu tiên của tỉnh Nghệ An được Dự án Giảm phát thải từ rừng khu vực châu Á của Hoa Kỳ và dự án SNV (Hà Lan) đánh giá là một trong những tổ chức bảo vệ rừng tốt nhất cả nước. Hiện nay, hai dự án này đang hỗ trợ phương án quản lý rừng bền vững tiến hành theo 3 giai đoạn: “Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng bằng ảnh vệ tinh; Điều tra tài nguyên rừng; Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững” dự kiến sẽ hoàn thành vào quý I năm 2014. Khi hoàn thành, lâm trường sẽ được cấp chứng chỉ Quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.
Thành Duy

tin mới

Nút giao lên xuống giữa cao tốc Bắc Nam với đường N5, xã Nghi Phương, Nghi Lộc

Dịp 30/4, phương tiện di chuyển trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu- Bãi Vọt thế nào?

(Baonghean.vn) - Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt có tổng chiều dài 49,3 km, trong đó đoạn qua địa phận Nghệ An là 44,4 km và Hà Tĩnh 4,9 km. Theo kế hoạch, vào ngày 28/4/2024 sẽ khánh thành và thông xe kỹ thuật để phục vụ người dân sẽ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5.

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

(Baonghean.vn) - Từ nay cho đến hết 8/5/2024, chuỗi bán lẻ của WinCommerce sẽ triển khai tích cực các chương trình khuyến mại định kỳ áp dụng giá tốt cho hơn 600 sản phẩm giá siêu sốc và Tuần lễ Thương hiệu Clear tại hơn 3600 điểm bán trên toàn quốc, mang tới nhiều ưu đãi cho hội viên WiN.

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…