Sự kiện “nóng” của thế giới 24h qua

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Triều Tiên dọa Nhật hứng "thảm họa"; Cựu nữ Tổng thống Hàn đối mặt án tù 30 năm; Thủ tướng Thái Lan Prayuth lại lùi thời hạn tổ chức tổng tuyển cử; Lệnh ngừng bắn kéo dài 5 giờ tại Syria bắt đầu có hiệu lực;... là những tin tức quốc tế nổi bật 24h qua.

1. Triều Tiên dọa Nhật hứng "thảm họa"

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un
Triều Tiên cho rằng, Nhật Bản đang "lừa gạt" thế giới bằng cách bịa ra âm mưu Bình Nhưỡng đánh bom Tokyo nhằm lấy cớ cho một cuộc tấn công phủ đầu. Hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) cáo buộc Nhật Bản cố tình làm dấy lên căng thẳng trên bán đảo để có thể xâm lược và chiếm Triều Tiên.

KCNA còn cho rằng, thanh niên Nhật Bản đang bị thuyết phục theo cách nghĩ Triều Tiên phải bị phá hủy vì sự an toàn của phương Tây.

"Họ đang thực hiện những nỗ lực tuyệt vọng để tạo ra một bầu không khí đầy khiếp sợ ở xã hội Nhật Bản, lấy cớ 'các mối đe dọa' từ CHDCND Triều Tiên. Nhưng đó chỉ là một trò lừa vớ vẩn", KCNA nêu trong một bài viết ngày 26/2.

2. Cựu nữ Tổng thống Hàn Quốc đối mặt án tù 30 năm

Cựu nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye
Cựu nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye
Các công tố viên Hàn Quốc hôm 27/2 đề nghị mức án 30 năm tù giam với cựu Tổng thống Park Geun-hye. Bà Park bị bãi chức năm 2017 do bê bối tham nhũng.
Theo Yonhap, phía công tố cũng đề nghị tòa án quận trung tâm Seoul phạt bà Park 118,5 tỷ Won, tương đương 110,4 triệu USD. Dự kiến, tòa án sẽ ra phán quyết vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4. 

Cựu Tổng thống Park Geun-hye, 66 tuổi, chính thức bị buộc tội vào tháng 4 năm ngoái. Bà bị cáo buộc 18 tội, gồm cả lạm dụng quyền lực, rò rỉ bí mật nhà nước và nhận hối lộ.

Bà Park bị buộc tội thông đồng với người bạn lâu năm là Choi Soon-sil để lấy 77,4 tỷ Won từ các tập đoàn lớn, như Samsung, Lotte, SK để dành cho các công ty này ưu thế kinh doanh.

3. Thủ tướng Thái Lan Prayuth lại lùi thời hạn tổ chức tổng tuyển cử

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha. Nguồn: Reuters
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha. Nguồn: Reuters
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha ngày 27/2 cho biết cuộc tổng tuyển cử mà ông cam kết tổ chức vào tháng 11 năm nay sẽ diễn ra trước tháng 2/2019.
Phát biểu với giới báo chí ở thủ đô Bangkok, Thủ tướng Prayuth nhấn mạnh :"Tôi sẽ trả lời rõ ràng, cuộc bầu cử sẽ diễn ra trước tháng 2/2019."
Chính quyền quân sự tại Thái Lan đã vài lần trì hoãn cuộc tổng tuyển cử kể từ khi lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014.
Trong lần trì hoãn gần đây nhất, ngày bầu cử được ấn định vào tháng 11, nhưng vào tháng 1 vừa qua, Hội đồng Lập pháp Quốc gia (NLA, tức Quốc hội Thái Lan) do quân đội chỉ định đã thay đổi luật bầu cử, một dấu hiệu cho thấy cuộc bầu cử sẽ tiếp tục bị trì hoãn.
4. Lệnh ngừng bắn kéo dài 5 giờ tại Syria bắt đầu có hiệu lực
Cảnh đổ nát do xung đột tại Đông Ghouta, Syria ngày 25/2. Nguồn: AFP/TTXVN
Cảnh đổ nát do xung đột tại Đông Ghouta, Syria ngày 25/2. Nguồn: AFP/TTXVN
Reuters đưa tin, ngày 27/2, lệnh ngừng bắn kéo dài 5 giờ đồng hồ mỗi ngày mà Nga đưa ra đã bắt đầu có hiệu lực tại Đông Ghouta, khu vực hiện do lực lượng nổi dậy kiểm soát, gần thủ đô Damascus, nhằm cho phép người dân chạy khỏi khu vực đang là trung tâm của cuộc tấn công ác liệt do chính phủ Syria tiến hành.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh ngừng bắn từ 9-14 giờ (tức 7-12 giờ GMT) hàng ngày và thiết lập một hành lang nhân đạo để người dân rời khỏi khu vực Đông Ghouta.
Trước đó, Nga đã kêu gọi ngừng bắn trong 5 giờ mỗi ngày, hay còn gọi là "khoảng dừng nhân đạo" tại khu vực Đông Ghouta.
5. Thủ tướng Singapore tuyên bố cải tổ nội các
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Ngày 27/2, hãng tin Reuters dẫn lời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, trong vài tháng tới ông sẽ cải tổ nội các nhằm gia tăng trách nhiệm của các thế hệ lãnh đạo tiếp theo.
Trong tháng 10 năm ngoái, Thủ tướng Lý Hiển Long từng tuyên bố sẽ sẵn sàng từ chức trong vài năm tới và người kế nhiệm ông có thể là một trong những thành viên nội các hiện tại.
Trên trang Facebook cá nhân, ông Lý Hiển Long viết: “Tôi sẽ cải tổ nội các sau thời gian Quốc hội tạm nghỉ để các thành viên trẻ tuổi hơn có nhiều trải nghiệm và trách nhiệm hơn. Bằng cách đó, người kế nhiệm tôi sẽ nhận được sự ủng hộ lớn hơn, được hỗ trợ bởi một đội ngũ giàu kinh nghiệm hơn, cam kết đưa Singapore hướng tới một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn”.
6. Người Nga bắt đầu bỏ phiếu bầu tổng thống
Một cử tri Nga ở Siberia bỏ phiếu. Ảnh: Sputnik
Một cử tri Nga ở Siberia bỏ phiếu. Ảnh: Sputnik
Công dân Nga ở các khu vực xa xôi hẻo lánh ngày 27/2 bắt đầu bỏ phiếu bầu tổng thống nhiệm kỳ mới trước khi cuộc bầu cử chính thức diễn ra vào ngày 18/3.

Luật Nga về bầu cử tổng thống nêu rõ, các hoạt động bỏ phiếu sớm không được diễn ra trước quá 20 ngày so với ngày bầu cử chính thức. Việc bỏ phiếu sớm cho phép thủy thủ và hành khách Nga trên các tàu tại các cảng nước ngoài, nhân viên tại các trạm nghiên cứu ở vùng cực cũng như công dân Nga ở các vùng xa xôi có thể bỏ phiếu bầu.

Công dân Nga sinh sống tại nước ngoài cũng được phép bỏ phiếu sớm, nhưng không được sớm hơn 15 ngày so với ngày bầu cử chính thức. Điều này nghĩa là, họ có thể bỏ phiếu bầu tổng thống bắt đầu từ ngày 2/3.

7. Máy bay Arab Saudi ném bom nhầm, 6 lính Yemen thiệt mạng

Tiêm kích F-15 của Arab Saudi tham chiến tại Yemen. Ảnh: Airliners.
Tiêm kích F-15 của Arab Saudi tham chiến tại Yemen. Ảnh: Airliners.
Máy bay liên quân do Arab Saudi dẫn đầu hôm 25/2 ném bom nhầm mục tiêu và đánh trúng một căn cứ của quân đội chính phủ Yemen cách thủ đô Saana khoảng 50 km về phía đông. "Cuộc không kích làm 6 binh sĩ chính phủ thiệt mạng, trong đó có một sĩ quan", AFP dẫn nguồn tin giấu tên trong liên quân cho biết.

Nguồn tin này cho biết cuộc không kích được tiến hành nhắm vào phiến quân Houthi nhưng bom lại rơi vào vị trí đóng quân của quân chính phủ Yemen tại khu vực đồi núi ở Nihm, khu vực giao tranh ác liệt được coi là cửa ngõ vào thủ đô Sanaa.

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.