Sữa cho trẻ dưới 6 tuổi được bình ổn như thế nào?

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch bình ổn giá các mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được áp dụng đến hết tháng 3/2017.

Theo đó, việc tiếp tục thực hiện bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện theo phương thức: Quản lý giá tối đã theo quy định tại khoản 7 Điều 17 Luật Giá đối với sản phẩm sữa đến hết tháng 3/2017. 

Sữa cho trẻ dưới 6 tuổi được bình ổn như thế nào? ảnh 1

Khách hàng chọn mua sữa bình ổn giá tại Siêu thị Co.op Mart Thanh Hà. Ảnh: Lan Phương/TTXVN

Mặt khác, thực hiện biện pháp đăng ký giá theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Giá đối với sản phẩm sữa đến hết tháng 3/2017. Phương pháp xác định giá tối đa trong khâu bán buôn và giá tối đa trong khâu bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 1079 của Bộ Tài chính về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và hướng dẫn tại Công văn số 6230 về bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; Công văn số 6544 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện xác định giá tối đa, đăng ký giá sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Cũng theo kế hoạch này, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa phải xác định giá tối đa trong khâu bán buôn, bán lẻ theo quy định, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá để làm cơ sở thực hiện việc đăng ký giá. 

Trên cơ sở giá tối đa gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá đã được chấp thuận, thực hiện đăng ký giá bán theo quy định tại Nghị định số 177 và Nghị định 149. Thực hiện công khai giá tại trụ sở, nơi bán sản phẩm, các kênh phân phối theo quy định. 

Ngoài ra, cơ quan quản lý giá có trách nhiệm tiếp nhận đề nghị về giá tối đa và hồ sơ đăng ký giá để thực hiện rà soát chi phí hình thành giá tối đa, kiểm soát việc đăng ký giá theo quy định của pháp luật. Công khai mức giá tối đa sản phẩm sữa của tổ chức, các nhân thuộc diện đăng ký giá tại Bộ Công Thương. 

Tổ chức thực hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng của các bộ, ngành, địa phương kiểm tra tình hình thực hiện giá tối đa và đăng ký giá đối với sản phẩm sữa. Trong phạm vi thẩm quyền xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề phát sinh, kịp thời để xuất các nội dung cần điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến thị trường trong thời gian áp dụng bình ổn giá. 

Theo kế hoạch này, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện bình ổn giá tại địa phương theo quy định. Hướng dẫn các chi phí khác có liên quan theo thẩm quyền trong phạm vi mức tối đa quy định. 

Tiếp nhận đề nghị về giá tối đa và đăng ký giá, thực hiện kiểm soát chi phí hình thành giá tối đa, kiểm soát việc đăng ký giá theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá trên địa bàn. 

Công khai mức giá tối đa sản phẩm sữa. Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bình ổn giá hàng tháng và trường hợp có yêu cầu khác về Bộ Công Thương. 

Chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường và các lực lượng khác có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong phạm vi quản lý có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện bình ổn giá. Việc thực hiện bình ổn giá được áp dụng đến hết tháng 3/2017.
 

Theo Uyên Hương/baotintuc

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.